Thứ 2, 20/10/2008

Cực điểm mưa sao băng Orionid, diễn ra lúc nửa đêm đến gần sáng. Mặt trăng sẽ là một chút trở ngại nhỏ để quan sát trận mưa sao băng này.

Thứ 4, 22/10/2008

Sao Thủy sẽ xuất hiện ở góc nhìn lớn nhất – 18 độ về hướng Đông trước khi mặt trời mọc.

Tiêu điểm quan sát: Tuần từ 20-26/10/2008 - 8n2okSz / Thiên văn học Đà Nẵng

Thứ 7, 25/10/2008

Mặt Trăng tiến đến gần Sao Thổ. Sự kiện này có thể quan sát vào lúc gần sáng về hướng Đông.

Tiêu điểm quan sát: Tuần từ 20-26/10/2008 - gT7nEoh / Thiên văn học Đà Nẵng

Tiêu điểm quan sát: Tuần từ 20-26/10/2008 - elzQWpm / Thiên văn học Đà Nẵng

Tiêu điểm quan sát: Tuần từ 20-26/10/2008 - y4zdVdE / Thiên văn học Đà Nẵng

Chủ nhật, 26/10/2008

Sao Kim và Antares sánh đôi với nhau. Quan sát lúc gần tối về hướng Tây.

Tiêu điểm quan sát: Tuần từ 20-26/10/2008 - w0r6Wi9 / Thiên văn học Đà Nẵng

Các hành tinh:

Sao Thủy: Với độ sáng biểu kiến tăng từ 0.0 lên -0.8 trong tuần này. Đây là dịp tốt nhất năm 2008 để quan sát Sao Thủy vào buổi sáng. Quan sát gần đường chân trời về hướng Đông, phía dưới sao Thổ và Mặt trăng, khoảng 60 ~ 45 phút trước khi Mặt Trời mọc.

Sao Kim (độ sáng biểu kiến: -3.8) từ từ nổi bật trên bầu trời sau khi mặt trời lặn. Quan sát về hướng tây nam, khoảng 45 ~ 60 phút sau hoàng hôn. Đứngở vị trí cao và sử dụng ống nhòm sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy Antares đang ở rất gần về phía bên trái Sao Kim.

Sao Hỏa: Biến mất khi Mặt trời lặn.

Sao Mộc (Độ sáng biểu kiến: -2.2, vị trí chòm Nhân mã – Sagittarius) sáng nhất trên bầu trời Nam – Tây Nam từ lúc chiều tối, và thấp dần về hướng tây nam sau đó.

Sao Thổ: tỏa sáng ở hướng Đông lúc rạng sáng. Đừng nhầm với Regulus ở ngay trên nó nhé.

Sao Thiên VươngSao Hải Vương (độ sáng biểu kiến: 5.7 và 7.9), vị trí tại Bảo Bình và Ma Kết, hướng Nam – Đông Nam

Phan Hiền – PAC

Content Protection by DMCA.com