1. Khám phá kép: Đến cuối thế kỉ thứ 18, mọi người đều tin rằng hệ mặt trời chỉ có sáu hành tinh. Sau đó, Thiên Vương tinh được William Herschel khám phá ra vào năm 1781. Với sự khám phá ra hành tinh thứ bảy này, các nhà thiên văn học trở nên hiếu kì hơn bao giờ hết. Rốt cuộc thì còn có cái gì nằm ngoài kia nữa không?

Hải Vương tinh (Phần 1) - 1 j9kjsr / Thiên văn học Đà Nẵng

Nhà thiên văn học kiêm thầy tu

Nhà thiên văn học đầu tiên dự đoán sự tồn tại của hành tinh thứ tám là nhà thiên văn học người Pháp, Alexis Bouvard. Bouvard có thiên bẩm hiếm có đối với một nhà khoa học. Ông sinh năm 1767 ở miền quê nước Pháp, không hề qua trường lớp nào, và được nuôi dạy thành một thầy tu. Tuy nhiên, ông yêu thích khoa học đến mức ông đã rời nhà lên Paris khi ông còn là một thiếu niên. Thời gian ở Paris – ông nhận làm bất cứ công việc gì để kiếm sống – ông tự mình tìm hiểu toán học. Bouvard thông minh đến mức ông sớm trở thành phụ tá cho một nhà thiên văn học khác, Pierre Laplace.

Vào thập niên 1820, Bouvard đang làm việc với tư cách nhà thiên văn và nhà toán học. Ông để ý thấy quỹ đạo của Thiên Vương tinh xung quanh Mặt trời biểu hiện một số chuyển động kì lạ. Bouvard nghĩ sự “chao đảo” đó phải có nguyên do là lực hấp dẫn của một vật thể khác hút lấy Thiên Vương tinh. Tuy nhiên, Bouvard không phải là người khám phá ra hành tinh thứ tám đang gây ra các chuyển động trong quỹ đạo của Thiên Vương tinh.

Hải Vương tinh (Phần 1) - 2 o6bfim / Thiên văn học Đà Nẵng

Hải Vương tinh (Phần 1) - 3 qgrm6f / Thiên văn học Đà Nẵng

Phần tiếp theo: John Couch Adams

Hải Vương tinh – Josepha Sherman – Trần Nghiêm dịch

Thư viện Vật lý

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9 – Phần 10 – Phần 11 – Phần 12

Content Protection by DMCA.com