Cuc chiến ngôn t

Khám phá của Galle đã khơi ngòi một cuộc khẩu chiến giữa các nhà khoa học người Anh và người Pháp. Các thành viên của Hội Thiên văn học Hoàng gia Anh thì ủng hộ Adams, nói rằng ông là người đầu tiên tính ra hành tinh trên nằm ở chỗ nào. Trong khi đó, ở Pháp, các nhà khoa học cáu tiết lên. Một người Anh không tên tuổi, họ nói, đã giành lấy vinh quang mà Le Verrier đáng được hưởng. Các tờ báo Pháp đã chộp lấy câu chuyện trên và biến nó thành vấn đề mang tính quốc gia.

Cuối cùng, Adams không muốn sinh thêm rắc rối nữa. Trong một bài báo mà ông đọc trước Hội Thiên văn học Hoàng gia vào tháng 11 năm 1846, ông nói “Tôi kể ra đây những ngày tháng này chỉ để chứng tỏ rằng các kết quả của tôi có được một cách độc lập, và có trước sự công bố kết quả của [ngài] Le Verrier, chứ không nhằm mục đích gây rắc rối cho sự khẳng định vinh quang của ông ta về khám phá trên”. Adams bổ sung thêm rằng chẳng nghi ngờ gì nữa chuyện Le Verrier đã công bố nghiên cứu của ông ta trước và những kết quả công bố đó đã đưa đến việc Galle thật sự khám phá ra hành tinh mới.

Một khi sự thật đã phơi bày, các nhà thiên văn bắt đầu thống nhất với nhau rằng hai nhà thiên văn trên đã độc lập nhau giúp xác định vị trí của hành tinh mới, và họ đáng được tôn vinh như nhau. Thoạt đầu, các nhà thiên văn người Pháp muốn đặt tên cho hành tinh mới là  “Le Verrier”, nhưng các thành viên ôn hòa của cộng đồng khoa học đã bỏ phiếu hạ cái tên đó xuống. Đã đủ thời gian gây rắc rối cho các bạn khoa học người Anh của họ rồi. Thay vào đó, mọi người đặt tên cho hành tinh mới là Hải Vương tinh (Neptune), tên vị thần biển cả của người La Mã.

Hải Vương tinh (Phần 4) - 1 mscht5 1 / Thiên văn học Đà Nẵng

Vinh quang mun đến vi Adams

Mặc dù việc ông khám phá ra Hải Vương tinh ban đầu bị bỏ qua, nhưng Adams không bị cộng đồng khoa học bỏ quên. Năm 1866, công trình của ông đã được tôn vinh khi ông giành được phần thưởng cao quý nhất trong giới thiên văn học Anh quốc – Huy chương Vàng của Hội Thiên văn học Hoàng gia.

Ngày nay, vành ngoài của Hải Vương tinh và một miệng hố mặt trăng được đặt theo tên Adams. Còn có một tiểu hành tinh mang tên 1996 Adams. Giải thưởng Adams vẫn được trường Đại học Cambridge trao hàng năm, tôn vinh công trình khoa học của ông.

Phần tiếp theo: Voyager 2

Hải Vương tinh – Josepha Sherman – Trần  Nghiêm dịch

Thư viện Vật lý

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9 – Phần 10 – Phần 11 – Phần 12

Content Protection by DMCA.com