2. Voyager 2

Ngày 10 tháng 10 năm 1846 – trong vòng một tháng sau sự khám phá ra Hải Vương tinh – nhà thiên văn học người Anh William Lassell đã phát hiện ra Triton, một trong các vệ tinh của Hải Vương tinh. Nhưng sau sự kiện này, không còn có khám phá mới nào về Hải Vương tinh nữa mãi cho đến thế kỉ thứ 20.

Hải Vương tinh (Phần 5) - / Thiên văn học Đà Nẵng

Có hai nguyên do lí giải cho điều này. Một là các kính thiên văn chế tạo trước thế kỉ thứ 20 đơn giản là không đủ mạnh để nhìn thấy Hải Vương tinh ngoài chỗ là một đốm sáng trên bầu trời – giống hệt như một ngôi sao. Nguyên do thứ hai là vì thực tế thì Hải Vương tinh ở quá xa trái đất. Ngày nay, các nhà khoa học tính được nó ở cách xa chúng ta chừng 4,3 tỉ km. Nó ở xa đến mức nó là hành tinh duy nhất không thể nào nhìn thấy từ trái đất nếu không sử dụng kính thiên văn. Mãi cho đến năm 1949, người ta vẫn biết thêm điều gì mới mẻ về Hải Vương tinh. Đó là khi nhà thiên văn Gerard Peter Kuiper phát hiện ra một vệ tinh khác đang quay xung quanh Hải Vương tinh. Ông đặt tên cho nó là Nereid, tiếng Hi Lạp dùng để gọi vị nữ thần biển cả.

Gerard Peter Kuiper

Nhà thiên văn học này sinh năm 1905 ở Hà Lan. Kuiper trở thành công dân Mĩ vào năm 1937, khi ông đảm đương một trọng trách tại Đài thiên văn Yerkes ở trường Đại học Chicago. Sau đó, Kuiper chuyển đi Arizona và sáng lập Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh học tại trường Đại học Arizona.

Kuiper đã thực hiện một số khám phá thiên văn quan trọng trong thời gian ông ở Chicago và Arizona. Ông đã phát hiện ra một trong các vệ tinh của Thiên Vương tinh, Mirande, và vệ tinh Nereid của Hải Vương tinh. Ông còn tìm thấy carbon dioxide trong khí quyển của Hỏa tinh và chứng tỏ rằng có một bầu khí quyển methane bao xung quanh vệ tinh lớn nhất của Thổ tinh, Titan. Để tôn vinh nhiều khám phá của Kuiper, một giải thưởng được mang tên Giải Kuiper dành cho các nhà thiên văn học đã mang lại những tiến bộ lớn trong khoa học nghiên cứu hành tinh.

Hải Vương tinh (Phần 5) - 2 pfvhg4 / Thiên văn học Đà Nẵng

Cuc chy đua vũ tr

Những khám phá sau này về Hải Vương tinh cùng những vật thể khác trong vũ trụ có được là nhờ những công nghệ mới và những sứ mệnh liều lĩnh hơn trong không gian. Đa số các phát triển trong công nghệ vũ trụ và thám hiểm là kết quả của một cuộc chiến không có sự chiến đấu thật sự. Đây là Chiến tranh Lạnh, và nó là sự kình địch giữa nước Mĩ và Liên Xô. (Liên Xô gồm Nga và các nước thuộc tầm ảnh hưởng của nước Nga). Chiến tranh lạnh kéo dài từ năm 1945 đến năm 1989. Nước Mĩ và Liên Xô “đấu” Chiến tranh Lạnh theo nhiều cách, bao gồm do thám, xây dựng căn cứ quân sự, một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân hết sức nguy hiểm, và cuộc chạy đua vào vũ trụ.

Cuộc chạy đua vũ trụ bắt đầu với phần thi nước đầu tiên đưa một vệ tinh lên quỹ đạo và sau đó là đưa người lên Mặt trăng. Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công một vệ tinh (Sputnik) vào năm 1957. Nước Mĩ đuổi theo với việc là nước đầu tiên đưa người lên Mặt trăng vào năm 1969.

Kết quả của cuộc đua là sự xuất hiện một tổ chức của người Mĩ gọi là Ban quản lí Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA). NASA sớm trở thành một tổ chức khoa học chuyên nghiên cứu hàng không học, tên lửa vũ trụ, cuộc sống trong vũ trụ, và thám hiểm vũ trụ.

Hải Vương tinh (Phần 5) - 3 pswjvy / Thiên văn học Đà Nẵng

NASA vẫn tiếp tục hoạt động cho đến nay, mặc dù không còn cuộc chạy đua vũ trụ nữa. Tuy nhiên, NASA không hề đơn độc. Các chương trình vũ trụ khác triển khai ở nhiều nước khác trên thế giới. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) gồm các nhà khoa học đến từ một số nước châu Âu. Các chương trình vũ trụ quốc tế khác bao gồm Cơ quan Vũ trụ Italy, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản, và Cơ quan Vũ trụ Brazil.

Phần tiếp theo: Voyager 2

Hải Vương tinh – Josepha Sherman – Trần  Nghiêm dịch

Thư viện Vật lý

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9 – Phần 10 – Phần 11 – Phần 12

Content Protection by DMCA.com