CẨM NANG KIẾN THỨC THIÊN VĂN

Chương VI: Tuần trăng, Nhật – Nguyệt thực, Thủy Triều

* Tuần trăng:

Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất, hệ Mặt Trăng – Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời. Do Trái Đất và Mặt Trăng đều là những thiên thể được Mặt Trời rọi sáng mà có thể nhìn thấy phần sáng của Mặt Trăng dưới những dạng khác nhau, đó là nguyên nhân của Tuần Trăng.

* Chuyển động của Mặt Trăng:

Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất theo quỹ đạo elip gần tròn. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng (bạch đạo) nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất (Hoàng đạo) một góc trung bình 5 độ 9′.

Chu kì chuyển động là 27,32 ngày – gọi là tháng sao. Chiều chuyể động từ Tây sang Đông (như chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời). Bán trục lớn quỹ đạo là 384.400 km.

* Các pha của Mặt Trăng:

– Là những phần sáng khác nhau của Mặt Trăng được nhìn từ Trái Đất. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp của cùng một pha của Mặt Trăng được gọi là một tuần Trăng hay Tháng Giao hội.

* Chuyển động tự quay của Mặt Trăng:

Ngoài chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng còn tự quay quanh mình. Chu kì tự quay đúng bằng chu kì quay quanh Trái Đất. Chiều tự quay trùng với chiều chuyển động quanh Trái Đất. Do đó Mặt Trăng luôn chỉ hướng một nửa nhất đỉnh về phía Trái Đất.

* Nhật – Nguyệt Thực:

Nhật -Nguyệt thực là hiện tượng che khuất lẫn nhau của 3 thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất. Do trong 3 thiên thể chỉ có Mặt Trời là tự phát sáng nên tùy vào vị trí tương đối giữa chúng mà xảy ra những hiện tượng khác nhau.

Nhật Thực: xảy ra khi Mặt Trăng ở vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trời. Nếu Mặt Trăng nằm trên đường nối tâm Mặt Trời và Trái Đất, nó sẽ che ánh sáng Mặt Trời vào ban ngày.

Tuần trăng, Nhật - Nguyệt thực, Thủy Triều - 3 njeumr / Thiên văn học Đà Nẵng

Nguyệt thực: xảy ra khi Trái Đất ở vị trí giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất trong không gian, khi đó Trái Đất sẽ cho ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới Mặt Trăng.

Tuần trăng, Nhật - Nguyệt thực, Thủy Triều - lunar.en s0bgns / Thiên văn học Đà Nẵng

Nguyệt thực toàn phần. Ảnh: NASA

* Thủy triều:

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nuớc sông… lên xuống trong ngày. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước lên (triều lên) và nước rút (triều xuống) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất.

Ngoài ra khái niệm thủy triều còn được dùng cho sự thay đổi lên xuống của khí quyển Trái Đất.

Trương Thị Trà My – Nhóm Kiến Thức – DAC

 

Cẩm nang kiến thức thiên văn

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6

Content Protection by DMCA.com