Nhấn ESC để đóng

Lịch sử khám phá

Lịch sử khám phá

Tại sao phải nghiên cứu thiên văn học?

Ngày đêm thay đổi, bốn mùa tuần hoàn, con người sống trong giới tự nhiên trước tiên cần phải tiếp xúc với các hiện tượng thiên văn. Ánh nắng sáng rực, ánh trăng dịu dàng, ánh sao lấp lánh, nhật thực tráng lệ… Chúng đều đặt ra cho con người chúng ta vô số những nghi hoặc, Trái đất mà chúng ta sinh sống như thế nào đây? Nó chiếm vị trí gì trong vũ trụ? Mặt trời làm sao lại phát ra những tia sáng và nắng rực? Nó có ảnh hưởng gì đối với cuộc sống của con người chúng ta? Trong không gian buổi tối ánh sao lấp lánh là vì sao vậy? Ngoài Trái đất của chúng ta ra, trên những tinh cầu khác có cuộc sống không? Sao chổi và tiểu hành tinh có sự va chạm với Trái đất ư? Những vấn đề này yêu cầu con người cần phải nỗ lực tiêu tốn bao nhiêu là công sức để tìm tòi là nghiên cứu. Quá trình hình thành và phát triển của thiên văn học chính là quá trình con người dần tim hiểu về giới tự nhiên.

Định luật Bode và câu chuyện khám phá vành đai tiểu hành tinh (Asteroid Belt)

Định luật Bode áp dụng đúng cho tất cả các hành tinh nhìn thấy hồi bấy giờ, từ Sao Thuỷ tới Sao Thổ, trừ trường hợp một vị trí bị bỏ trống ứng với số 2,8 giữa 2 hành tinh số 4 và số 5. Tuy nhiên với các ống kính thiên văn hồi bấy giờ, các nhà thiên văn học cũng không tìm thấy gì ở khoảng cách đó.