ẢNH SAO THỔ VÀ CÁC VỆ TINH ĐI NGANG DO KÍNH HUBBLE CHỤP - saturn moon transit / Thiên văn học Đà Nẵng
 
 
Những vành đai mỏng tang như giấy pơ luya của sao Thổ đang hướng cạnh về Trái đất, hiện tượng này xảy ra sau mỗi 15 năm. Bởi vì quỹ đạo của những vệ tinh lớn của sao Thổ cũng nằm trong mặt phẳng của các vành đai (mặt phẳng xích đạo) nên sự phối trí này cho phép các nhà thiên văn học chụp được những bức ảnh các vệ tinh đó cùng đồng hành trước mặt sao Thổ.
 
 
Bức hình trên được Kính Thiên văn Hubble chụp hôm 24/2/2009 và chúng ta có thể thấy được các mặt trăng lớn của sao Thổ. Cái bóng lớn nhất đổ gần cực bắc sao Thổ là của Titan. Vệ tinh Mimas đổ cái bóng thứ 2 nằm xa cực bắc hơn chút. Xa xa về bên trái, nằm ngoài các vành đai là các mặt trăng Dione khá sáng và Êncladus hơi mờ hơn.
Những mặt trăng trên của sao Thổ chỉ cùng đi ngang qua mặt hành tinh sao Thổ khi các vành đai mỹ miều của nó gần như đối cạnh về hướng Trái đất. Năm nay, các vành đai của sao Thổ đối cạnh với Trái đất một cách tuyệt đối vào các ngày từ 10/8 tới 4/9/09. Vào năm 1995/1996, kính Hubble đã tranh thủ theo dõi sao Thổ khi các vành đai ở vị trí đối cạnh với Trái đất, và các nhà thiên văn học đã tha hồ ngắm các vệ tinh đi ngang qua mặt hành tinh mẹ và thậm chí họ còn phát hiện ra thêm một số vệ tính mới của sao Thổ.

Thohry (Theo Astronomy)
Box Thiên văn học – ttvnol.com

Content Protection by DMCA.com