Cái gì vậy? Tất nhiên, đó là một bản đồ độ rọi sáng đa thời gian. Để tạo ra tấm bản đồ này, camera góc rộng trên phi thuyền Tàu Trinh sát Mặt trăng đã thu thập 1700 hình ảnh trong thời gian 6 ngày Mặt trăng (6 tháng trái đất), chụp liên tiếp trên khu vực bao quanh trung tâm là cực nam của Mặt trăng.

Được biến đổi thành các giá trị nhị phân (các pixel bóng được lập là 0, các pixel rọi sáng được lập là 1), các hình ảnh được sắp xếp lại để tạo ra một tấm bản đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm thời gian mà mỗi đốm trên bề mặt chị Hằng được Mặt trời rọi sáng. Vẫn hoàn toàn nằm trong bóng tối, đáy của miệng hố Shackleton đường kính 19 km có thể nhìn thấy ở gần chính giữa của tấm bản đồ. Cực nam mặt trăng nằm ở chỗ khoảng 9 giờ phía bên vành hố. Vì trục quay của mặt trăng giữ hầu như vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo, cho nên các đáy hố ở gần cực nam và cực bắc mặt trăng có thể vẫn ở trong bóng đêm vĩnh cửu và những đỉnh núi thì gần như liên tục ngập tràn ánh sáng mặt trời. Có ích cho những tiền đồn trong tương lai, các đáy hố tối tăm đó có thể mang lại tàn dư của nước đóng băng, và những đỉnh núi ngập nắng là những địa điểm lí tưởng để xây dựng các dàn trận pin mặt trời.

Bản đồ Rọi sáng Cực nam Mặt trăng - / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh: NASA, GSFC, Đại học Arizona, LRO

Thư viện Vật lý

Content Protection by DMCA.com