Các hình dáng và kết cấu kỳ lạ có thể tìm thấy ở vùng lân cận của tinh vân Nón (Cone Nebula). Hình dạng không bình thường này bắt đầu từ bụi giữa các ngôi sao nhỏ tác động trở lại một cách phức tạp với ánh sáng mãnh liệt và khí nóng thoát ra từ các ngôi sao trẻ.

Bên trong vùng lân cận tinh vân Nón - coneregion noao big m87i2f / Thiên văn học Đà Nẵng

Ngôi sao sáng nhất phía bên phải của bức ảnh là S Mon, khu vực ngay phía trên nó có tên thường gọi là tinh vân Lông Cáo (Fox Fur Nebula) bởi màu sắc và kết cấu của nó. Tia ánh sáng xanh rực rỡ quanh S Mon là kết quả từ sự phản chiếu ánh sáng, nơi đám bụi bên cạnh phản chiếu ánh sáng từ ngôi sao sáng này. Ánh sáng màu cam rực rỡ bao quanh toàn bộ khu vực là kết quả của không chỉ từ sự phản xạ ánh sáng của đám bụi, mà còn là sự phát xạ từ khí Hydro bị Ion hóa bởi ánh sáng của các ngôi sao. S Mon là một phần của một cụm sao mở có tên NGC 2264, cách chúng ta khoảng 2500 năm ánh sáng về phía chòm sao Kỳ Lân (Monoceros). Căn nguyên của hình dạng kỳ bí tinh vân Nón, xuấn hiện bên trái bức ảnh, vẫn là một điều bí mật.

PH Theo Apod.nasa.gov

Content Protection by DMCA.com