Đêm 12-8, các nhà thiên văn học và những người yêu thích bầu trời đã được thưởng thức “bữa tiệc” mưa sao băng Perseid, một sự kiện diễn ra thường niên và được trông đợi nhất trong năm.

Năm nay, mưa sao băng Perseid được quan sát rõ nhất ở Bắc bán cầu. Tại Việt Nam cũng quan sát được hiện tượng này nhưng không được rõ lắm do thời điểm diễn ra mưa sao băng trùng với ngày trăng sáng.

Chùm ảnh mưa sao băng Perseid - ImageView / Thiên văn học Đà Nẵng
Mưa sao băng gần Montricher, Jura, phía bắc Geneva (Thụy Sĩ) – Ảnh: Reuters

Chùm ảnh mưa sao băng Perseid - ImageView / Thiên văn học Đà Nẵng
Chùm ảnh mưa sao băng Perseid - ImageView / Thiên văn học Đà Nẵng
Các sao băng từ trận mưa sao băng Perseid được nhìn thấy bên trên rừng quốc gia Los Padres, California (Mỹ) – Ảnh: Reuters

Chùm ảnh mưa sao băng Perseid - ImageView / Thiên văn học Đà Nẵng
Sao băng trên bầu trời Mont-Tendre gần Montricher (Thụy Sĩ) – Ảnh: Reuters

Chùm ảnh mưa sao băng Perseid - ImageView / Thiên văn học Đà Nẵng
Mưa sao băng Perseid bên trên bầu trời Palm Beach Gardens, Florida (Mỹ) – Ảnh: Reuters

Sao băng bắt nguồn từ những hạt đất đá hoặc kim loại bay trong những quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Khi còn bay trong vũ trụ, các hạt này được gọi là các thiên thạch (meteoroid). Những hạt thiên thạch bay vào lớp khí quyển dày đặc của Trái đất và bốc cháy thì được gọi là sao băng (meteor), sao sa hay sao đổi ngôi.

Mưa sao băng Perseid được đặt tên như vậy là bởi vì nếu bạn nối các vệt sao băng ngược theo chiều chuyển động, chúng sẽ gặp nhau ở chòm sao Perseus (Anh Tiên).

Hầu hết các cơn mưa sao băng là do các sao chổi gây ra. Khi một sao chổi bay xung quanh Mặt trời (thường rất lệch tâm), nó vung ra một luồng bụi các thiên thạch nhỏ li ti và các hạt này cũng bay theo quỹ đạo của sao chổi, nhưng có độ phân tán hơn nhiều. Khi Trái đất “va quệt” vào các đám bụi thiên thạch này, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng mưa sao băng.

Tuổi trẻ (Theo Xinhua, Reuters, HAAC)
Content Protection by DMCA.com