Hành tinh của chúng ta đẹp ở mọi góc độ! Các bạn cùng chiêm ngưỡng nhé!

Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 1 opa1a7 / Thiên văn học Đà Nẵng
Được chụp vào năm 2000 bởi một vệ tinh của NASA, trong bức ảnh này, các vùng nước mặn của kênh Mozambique trộn lẫn với nước ngọt chảy ra từ sông Betsiboka. Vịnh Bombetoka là quê hương của một số khu rừng ngập mặn lớn nhất Madagascar, nó là nơi trú ẩn cho động vật thân mềm và động vật giáp xác cũng như môi trường sống của loài rùa biển, chim nước và các loài cá.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 2 i2te26 / Thiên văn học Đà Nẵng
Hình ảnh “bong bóng” của núi lửa bao quanh bởi hơi nước tăng lên đột ngột từ núi lửa Sarychev, ở phía tây bắc của đảo Matua, trong một bức ảnh chụp vào tháng 6/2009 bởi một phi hành gia. Matua là một phần của quần đảo Kuril, một quần đảo của Nga kéo dài từ Hokkaido, Nhật Bản đến Kamchatka, Nga.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - / Thiên văn học Đà Nẵng
Bức ảnh chụp sa mạc Simpson của Australia, một đám cháy vừa xảy ra đã tạo ra những vạch màu cam tuyệt đẹp, ảnh được chụp bởi phi hành gia vào năm 2002.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 4 lynugs / Thiên văn học Đà Nẵng
Trong một cơn bão địa từ, một dải màu xanh được hình thành trên không trung. Ảnh được chụp bởi một phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế năm 2010.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 5 i78cyl / Thiên văn học Đà Nẵng
Những cánh đồng gần thành phố Perdizes, bang Minas Gerais của Brazil được chụp lại trong một bức ảnh năm 2011.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 6 oydpsz / Thiên văn học Đà Nẵng
Thành phố San Francisco từ góc chụp vệ tinh.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 7 m5mn9z / Thiên văn học Đà Nẵng
Đảo Eleuthera ở Bahamas được chụp vào năm 2002 trên Trạm vũ trụ quốc tế.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - / Thiên văn học Đà Nẵng
Tràn dầu từ thảm họa Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico được chụp lại từ ngoài khơi đảo Petit Bois và đảo Horn ở miền đông Mississippi trong một bức ảnh vệ tinh tháng 6/2010.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 9 kenvit / Thiên văn học Đà Nẵng
Thành phố Sao Paulo, Brazil với số dân lên tới 17 triệu người, khi về đêm giống như ngọn hải đăng là bởi các loại đèn đường và đèn trong các tòa cao ốc.
Trái đất long lanh khi nhìn từ vũ trụ (Phần 1) - 10 w9hgdz / Thiên văn học Đà Nẵng
Thủy triều dâng trên các con kênh phía Tây Bahamas.
Theo kenh14
Content Protection by DMCA.com