3- “Có phải tháng bảy nóng như vậy bởi vì chúng ta ở gần Mặt Trời hơn ?”

Nhưng thật ra Trái Đất xa Mặt Trời nhất vào đầu tháng bảy và gần nhất vào đầu tháng một. Có vẻ như ngược ngạo khi Trái Đất xa Mặt Trời là mùa hè nóng bức còn gần nhất lại là mùa đông lạnh giá ?!

Sự khác biệt về khoảng các giữa điểm xa nhất và gần nhất giữa Trái Đất và Mặt Trời là khoảng 5 triệu km hay 3,3 %, điều này gây ra sự chênh lệch về nhiệt lượng bức xạ mà Trái Đất nhận được là gần 7%. Thế nhưng tại sao ở bắc bán cầu chúng ta lại cảm thấy nóng vào mùa hè khi Trái Đất xa Mặt Trời nhất và ngược lại lạnh vào mùa đông ?

Các nhầm lẫn về thiên văn học (P2) - sun size / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh chụp Mặt Trời vào mùa hè có kích thước nhỏ hơn một chút so với ảnh chụp Mặt Trời vào mùa đông (NASA)

Nóng hay lạnh không phải do khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời mà là do chính bản thân Trái Đất của chúng ta. Trục nghiêng 23,5 độ của nó là nguyên nhân gây ra các mùa trong năm. Mùa hè ở bắc bán cầu là lúc nửa trên của Trái Đất nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời nhất và có những ngày dài nhất trong năm.

Các nhầm lẫn về thiên văn học (P2) - sunearth / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh . Mùa hè bắc bán cầu nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn mùa đông

Địa hình của của Trái Đất cũng góp phần tạo nên tác động không nhỏ khiến cho ở bắc bán cầu mùa hè nóng hơn và mùa đông lạnh hơn so với ở nam bán cầu. Nam bán cầu được bao phủ phần lớn bởi đại dương, nước có đặc tính giữ nhiệt tốt hơn đất liền, điều hòa nhiệt độ khiến cho các mùa ở nam bán cầu đỡ khắc nghiệt hơn.

4-Không có sao Nam Cực đâu !

Liệu có sao Nam Cực không ? Thật ra là có, nhưng không như sao Bắc Cực, nó là một ngôi sao rất nhỏ và mờ.

Nó là sao Sigma(σ) của chòm Octans (Kính bát phân) chòm sao được đặt theo tên của một dụng cụ đo góc trong thiên văn và hàng hải. Để kí hiệu các sao trong một chòm sao người ta đánh số theo bảng chữ cái Latin bắt đầu từ Alpha α, Beta β cho các sao sáng nhất …

Các nhầm lẫn về thiên văn học (P2) - / Thiên văn học Đà Nẵng
Ảnh. Sao Sigma của chòm Octans ở gần Cực Nam nhất

Ngôi sao Nam Cực này có độ sáng biểu kiến 5.5, chỉ sáng bằng 1/25 so với sao Bắc Cực. Với độ sáng này nó rất khó nhận biết bởi mắt thường. Vậy những người phương nam làm cách nào để xác định ra chính xác hướng nam ? Họ dựa vào chòm sao Crux – chòm Thập Tự Phương Nam, kéo dài “cây thánh giá” này sẽ chỉ cho chúng ta chính xác cực nam. Crux là chòm sao nổi tiếng xuất hiện trên các lá quốc kì của các nước châu Đại Dương như Úc, New Zealand …

5-Chẳng phải máy bay đâu ?

Liệu chúng ta có thể nhìn các vệ tinh nhân tạo bằng mắt thường ?! Có ! chúng ta có thể.

Nhưng sự thật không ít người sẽ ngạc nhiên rằng một vật thể nhân tạo đang bay ở quĩ đạo cách xa hàng trăm km trên đầu chúng ta lại có thể được nhìn thấy mà không cần phải với ống nhòm hay kính thiên văn.

Kể từ khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người Sputnik 1 được phóng lên vào năm 1957 đến nay, số lượng các vệ tinh được gia tăng một cách kinh ngạc. Hiện nay có hơn 10.000 khối kim loại đang bay trên đầu chúng ta. Tuy nhiên không phải tất cả trong số đó đều là vệ tinh nhân tạo. Số lượng vệ tinh đang hoạt động hiện nay chỉ là 600, còn lại đa phần là rác thải vũ trụ như phần chưa bị phá hủy của các tên lửa phóng, các vệ tinh cũ …

Hãy ra ngoài và chăm chú nhìn ngắm bầu trời vào lúc gần sáng hay vừa tối, nếu may mắn bạn sẽ không phải đợi quá 15 phút để thấy một vệ tinh nhân tạo chuyển động trước mắt mình. Hầu hết các vệ tinh nhân tạo có độ sáng quá nhỏ để có thể nhìn bằng mắt thường. Nhưng hàng trăm cái đủ lớn với chiều dài hơn 6 m và đủ gần từ 160km đến 640 km để có thể nhìn thấy được.

Vệ tinh nhân tạo có thể thấy được khi trời tối bởi vì nó phản xạ ánh sáng từ Mặt Trời. Một vệ tinh nhân tạo đi vào vùng bóng tối tạo bởi Trái Đất nó lập tức biến mất khỏi bầu trời và chúng ta sẽ không thấy chuyển động của nó cho đến khi nó xuất hiện ở vùng được ánh sáng Mặt Trời chiếu đến.

Trạm không gian quốc tế ISS, kính thiên văn Hubble và tàu con thoi là các vật thể nhân tạo sáng nhất. Chuyển động ở quĩ đạo với độ cao trung bình khoảng 380 km, chúng có thể hiện ra như những ngôi sao “đi” di chuyển trên bầu trời có khi kéo dài từ 3 đến 4 phút. Rất dễ nhầm lẫn các vệ tinh nhân tạo với các máy bay bay ở trên cao, độ sáng của những vật thể nhân tạo sáng nhất có khi còn rực rỡ hơn cả Sao Mộc.

Các nhầm lẫn về thiên văn học (P2) - Comet%20Holmes%20and%20spacecraft l / Thiên văn học Đà Nẵng

Bức ảnh đã ghi lại một khoảnh khăc hiếm có : Tàu con thoi Discovery đang rời khỏi căn nhà vũ trụ ISS.Bức ảnh do nhà thiên văn nghiệp dư Becky Ramotowski chụp tại New Mexico vào trước lúc bình minh ngày 6/11.Với độ phơi sáng 40 giây chuyển động của ISS tạo thành một vệt sáng dài. Sau khi tách ra khỏi ISS, Discovery cũng tạo thành một vệt sáng nhỏ bên dưới.

Các bạn có thể sử dụng trang web https://www.heavens-above.com thể theo dõi và xác định thời gian các vật thể nhân tạo có thể quan sát được trong đêm.

Phần tiếp: Sao tôi phải đợi cả thế kỷ để thấy Nhật thực toàn phần ?
Nguyễn Tuấn
Theo Space.com

Content Protection by DMCA.com