Vào mùa đông, thời tiết thường giá rét, gió lạnh và cây cối sơ xác, bầu trời lúc nào cũng xám xịt một màu tối với mây không là mây, thỉnh thoảng bầu trời đêm lại ló dạng ra nhưng lại khoe lên trên mình nó một màu sắc tuyệt đẹp khác – Màu sắc của bầu trời đầy sao…

Tất nhiên, mùa đông thường lạnh và bạn sẽ ngại khi ra đường vào mùa đông chứ chưa nói gì đến ý định ngắm sao trong lúc mà trời chẳng biết ngắm được hay không? Tuy nhiên nếu bạn là người thật sự thích vẻ đẹp của bầu trời sao thì bầu trời mùa đông bạn không nên bỏ qua, bởi vì nó thực sự sẽ cuốn hút bạn đấy, Bây giờ, bạn hãy cùng tôi, chúng ta cùng khám phá vẻ đẹp của bầu trời mùa đông qua các chòm sao đẹp nhất nhé.

Các chòm sao mùa Đông! - Dong / Thiên văn học Đà Nẵng
Các chòm sao trên bầu trời vào mùa Đông

hãy tự kiếm cho mình một cái áo thật ấm trước khi đi ngắm sao nhé, một cái khăn ấm, một chiếc găng tay, một cái la bàn, một tấm bản đồ sao và nếu có thể hãy trang bị thêm cho bạn một cái ống nhòm nữa… và trước khi ra đương chúng ta hãy theo dõi dự báo thời tiết cho đêm nay nhé. Hãy bắt đầu với chòm sao đầu tiên…

Orion – Vẽ đẹp từ trong thần thoại

Vào mùa đông, khi bạn ngước lên nhìn bầu trời trong vắt bạn sẽ thấy ở hướng Đông lẵng lặng mọc lên một cháng tráng sỷ tay cầm thanh gươm và chiếc khiên lớn có vẽ như đan ra trận, đó chính là chòm sao Tráng sỷ, hay còn được biết đến với cái tên Orion.

Các chòm sao mùa Đông! - orion spinelli c1 / Thiên văn học Đà Nẵng
Chòm sao Orion

Ai yêu thích bầu trời sao thì đều biết đến bầu trời mùa đông thật sự nổi tiếng với chòm sao Orion, Orion là một chòm sao có rất nhiều ngôi sao thuộc loại sáng của bầu trời, ở đây xin được liệt kê một số sao chính của chòm sao Orion.

– Meissa (λ) là đầu của Orion.

– Betelgeuse (α), là vai phải của Chàng thợ săn

– Bellatrix (γ), “nữ chiến binh,” nằm ở vai trái của Orion.

– Alnitak, Alnilam và Mintaka (ζ, ε và δ) ba ngôi sao thẳng hang được biết đến như là cái đai của Orion: ba ngôi sao sáng này trên cùng một hàng; thậm chí chỉ cần ba sao đơn lẻ này người ta vẫn nhận ra Orion.

– Saiph nằm ở đầu gối phải của Orion.

– Rigel (β), nằm ở đầu gối trái của chòm sao, là một sao trắng lớn, thuộc về các sao sáng nhất trên bầu trời. Nó có 3 sao đồng hành, nói chung cũng khó nhìn thấy.

– Hatsya (ι) nằm ở chóp của thanh kiếm của Orion.

Các ký hiệu α, β, λ… là các ký hiệu la tinh để đặt trưng cho mức độ sáng của ngôi sao trong chòm sao

Trong thần thoại Hi lạp thì Orion tự cho mình là người thợ săn vĩ đại nhất thế giới. Hera, vợ của thần Zeus, nghe được điều này và đã cho một con bọ cạp xuống giết Orion. Orion bị con bọ cạp dùng nọc đốt chết. Thần Zeus cảm thấy thương tiếc cho Orion và đã đặt chàng trên bầu trời. Con bọ cạp cũng được đưa lên trời, trở thành chòm sao Bò cạp (Scorpius). Có một điều thú vị là khi chòm sao này mọc ở phía chân trời thì chòm sao kia bắt đầu lặn. Vì thế hai kẻ tử thù không bao giờ nhìn thấy nhau.

Điều này có thể là lý giải cho việc đặt tên của hai chòm sao nói trên theo câu chuyện thần thoại này.

Tuy nhiên điều đáng nói của chòm sao này không phải là do sự tích li kỳ hấp dẫn của nó mà nằm ở chỗ tại vị trí của chòm sao này có rất nhiều tinh vân sáng mà nổi tiếng nhất là tinh vân đầu ngựa. Nếu bạn có một cái ống nhòm trong tay, bạn hãy hướng ống nhòm của mìn vào chuôi kiếm của chòm Orion, nơi đó, bạn sẽ thấy muôn vàng những tia sáng lấp lánh mờ ảo, đó là tinh vân Orion (M42).

Các chòm sao mùa Đông! - M42C / Thiên văn học Đà Nẵng
Làm thế nào để xác định được chòm sao Orion? Hãy nhìn lên bầu trời, ở hướng đông, hãy ngước mắt tìm một chàng tráng sĩ có cái khiên và cây kiếm. Bạn dễ dàng xác định được Orion thông qua ba ngôi sao thẳng hàng như trong hình vẽ, ba ngôi sao này chính là chìa khóa cho bạn xác định được Orion ở đâu.

Bằng chòm sao Orion này, bạn có thể dễ dàng xác đinh được những chòm sao khác nổi tiếng xung quang nó, ví dụ như chòm sao con chó lớn, con chó nhỏ, Kim ngưu, Ngự phu, Song tử.. Chúng ta hay lần lượt tìm hiểu các chòm sao còn lại trong những bài tiếp theo nhé

Tobe Continues..

Content Protection by DMCA.com