Ngày này năm xưa: Thiên thạch đầu tiên được tìm thấy ở Ai Cập - / Thiên văn học Đà Nẵng

Mảnh thiên thạch Nakhla được tìm thấy ở Ai Cập

Ngày 28/6/1911, cuộc sống đang diễn ra một cách bình thường ở ngôi làng El Nakhla El Bahariya, Ai Cập  thì bỗng nhiên mọi người nghe một tiếng nổ lớn phát ra từ đằng xa lúc 9 giờ sáng theo giờ địa phương. Sau đó, họ nhìn thấy một dải màu trắng khói tiếp cận họ từ phía đông bắc. Khoảng 40 mảnh đá rơi xuống như mưa, với trọng lượng ước tính khoảng 22pound ( 10kg) đá. Một truyền thuyết nói rằng, một trong những hòn đá rơi trúng một con chó và khiến nó bốc hơi ngay lập tức. Đây là thiên thạch đầu tiên trong hồ sơ của Ai Cập.

Bảy thập kỉ sau, người ta nhận định rằng, các thiên thạch ở Nakhla không phải là một thiên thạch bình thường, mà nó đến từ Sao Hỏa.

Thiên thạch mang cả yếu tố thiên văn lẫn vật chất. Nó là những tảng đá đến từ ngoài không gian và đâm sầm vào bầu khí quyển chúng ta. Mỗi năm có khoảng 37,000-78,000 tấn mảnh vỡ ngoài không gian đi vào bầu khí quyển của Trái Đất. Chúng làm cho bầu trời xuất hiện những vệt sáng trắng, mà người ta hay gọi là sao băng hay sao chổi. Chúng có thể là những hạt bụi có kích thước lớn, hoặc cũng có thể là một mảnh kim loại hay khối đá có kích thước tương đối.

Rất ít các mảnh vỡ ngoài không gian có thể rơi xuống được mặt đất bởi vì chúng ta được bảo vệ bởi bầu khí quyển. Mặc dù vậy, vẫn có một số vật thể ngoài không gian có thể đâm xuyên qua bầu khí quyển của chúng ta và rơi xuống mặt đất và chúng ta gọi nó là ” thiên thạch”.

Tính đến năm 2016, người ta đã phát hiện 188 miệng hố thiên thạch trên Trái Đất. Mỗi một hố thiên thạch đều mang một câu chuyện hấp dẫn khiến chúng ta không khỏi ngạc nhiên và tò mò…

Ngày này năm xưa: Thiên thạch đầu tiên được tìm thấy ở Ai Cập - 2 jgawqk / Thiên văn học Đà Nẵng

Để biết được nguồn gốc của thiên thạch Nakhla, các nhà khoa học đã phân tích các mảnh vỡ của nó và họ đã xác định được rằng, thiên thạch này có tuổi vào khoảng 1.3 tỷ năm, tức là trẻ hơn nhiều so với hệ mặt trời của chúng ta khoảng 4.5 tỷ năm tuổi. Điều này đã loại bỏ khả năng rằng, Nakhla được hình thành vào cùng một thời gian với hệ mặt trời của chúng ta.

Các nhà địa chất đã thực hiện xét nghiệm khác trên mảnh thiên thạch và nó đã thiết lộ nguồn gốc của mình. Để chắc chắn, người ta sử dụng phương pháp loại trừ.

Để loại trừ Trái Đất, người ta đã kiểm tra thành phần và mật độ của các thiên thạch. Thiên thạch sắt luôn chứa ít nhất 4% niken. Thiên thạch cũng có mật độ cao hơn so với các tảng đá trên Trái Đất. Một trong những thí nghiệm rõ ràng nhất là cắt một phần thiên thạch và cho nó vào axit : Nếu xuất hiện mô hình đặc biệt được gọi là mô hình Widmanstatten  thì chắc chắn đó là một vật thể ngoài không gian, bởi các tính thể sắt – niken không thể nào hình thành trong đá ở Trái Đất.

Ngày này năm xưa: Thiên thạch đầu tiên được tìm thấy ở Ai Cập - 3 vcqice / Thiên văn học Đà Nẵng

Cấu trúc Widmanstatten

Vì vậy người ta đã chứng minh được rằng, Nakhla không phải là một tảng đá trên Trái Đất. Người ta bắt đầu nghi ngờ nó đến từ mặt trăng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhận ra rằng, Nakhla được hình thành bởi sự làm lạnh Magma –  một loại đá hình thành từ các vụ phun trào núi lửa, và xuất hiện cách đây 1.3 tỷ năm.  Người ta cho rằng, không có bất cứ hoạt động núi lửa nào trên Mặt Trăng trong vòng 3 tỷ năm qua. Do đó, Mặt Trăng không phải là ” nhà” của Nakhla.

Hơn nữa, các mẫu đá ở Mặt Trăng của NASA mang về, đã được so sánh, và chứng thực lại một lần nữa nhận định trên.

Chìa khóa để đến với nguồn gốc của Nakhla không gì khác, chính là tuổi của nó. Nó quá trẻ để đến từ một tiểu hành tinh, nơi các hoạt động của núi lửa được cho là đã chấm dứt ngay khi hình thành hệ mặt trời của chúng ta.

Sao Kim – với hoạt động của núi lửa tương đối gần đây của nó, cũng là một nơi có thể là nguồn gốc cho các thiên thạch. Nhưng trọng lực tương đối mạnh cộng với bầu khí quyển dày đặc của nó, rất khó để khiến một thiên thạch bị đẩy ra không gian trong một vụ phun trào núi lửa.

Và nơi có khả năng là quê hương của Nakhla chính là Sao Hỏa. Lực hấp dẫn trên Sao Hỏa yếu hơn nhiều so với Sao Kim và Trái Đất, do đó giả thiết ” phun trào núi lửa” là có cơ sở.

Ngoài ra, còn có bằng chứng cho rằng, Olympus Mons – núi lửa lớn nhất được biết đến trong hệ mặt trời của chúng ta, hoạt động ở thời điểm Nakhla hình thành và Olympus Mons nằm trên Sao Hỏa.

Ngày này năm xưa: Thiên thạch đầu tiên được tìm thấy ở Ai Cập - 4 b66qet / Thiên văn học Đà Nẵng

Núi lửa Olympus Mons, ngọn núi lớn nhất trong hệ mặt trời được tìm thấy trên Sao Hỏa

 

Được đẩy ra trong một vụ phun trào của Olympus Mons, thiên thạch Nakhla bị ném vào không gian và tìm đường đến Trái Đất. Có vẻ như đó là giả thiết hợp lí nhất.

Tóm lại: Hôm nay là ngày kỉ niệm 105 năm tìm ra ra thiên thạch Nakhla – thiên thạch đầu tiên trong hồ sơ của Ai Cập. Nhiều năm sau sự kiện này, các nhà khoa học đã làm nhiều thí nghiệm và kết quả của các thí nghiệm đó đều chỉ ra rằng, Nakhla đến từ Sao Hỏa.

Lê Thế Vương Anh – DAC

Theo: https://earthsky.org/brightest-stars/today-in-science-egypts-nakhla-meteorite

Content Protection by DMCA.com