Những hình ảnh tuyệt vời của Sao Mộc - 1 fzbfry / Thiên văn học Đà Nẵng

Tàu vũ trụ Juno của NASA đang tiến gần đến Sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Theo tính toán, vào ngày 04/07/2016 Juno sẽ đi vào quỹ đạo của Sao Mộc, hứa hẹn sẽ mang đến cho chúng ta nhiều dữ liệu cũng như những hình ảnh tuyệt vời nhất.

Trong lúc chờ đợi sự kiện trên, một nhóm nhà thiên văn học đã sử dụng kính viễn vọng cực lớn của Đài quan sát Nam Âu ( ESO) để chụp lại một số ảnh hồng ngoại đẹp nhất của Sao Mộc như những hình ảnh dưới đây. Họ đã công bố những bức ảnh này tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia của Hội Thiên văn Hoàng gia của Vương quốc Anh ở Nottingham, Anh. ESO cho biết: “Họ là một phần của chiến dịch tạo ra  bản đồ có độ phân giải cao của các hành tinh không lồ. Những quan sát này sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn những hoạt động của Juno trong lần tiếp cận Sao Mộc sắp tới. Chiến dịch này cũng liên quan tới việc sử dụng một số kính thiên văn ở Hawaii và Chile, cũng như sự đóng góp của các nhà thiên văn nghiệp dư trên toàn thế giới. Các bản đồ không chỉ cho những bức ảnh của hành tinh mà còn cho thấy bầu khí quyển của Sao Mộc đã được chuyển dịch và thay đổi như thế nào trong những tháng trước khi Juno đến.”

Những hình ảnh tuyệt vời của Sao Mộc - 2 ifzfek / Thiên văn học Đà Nẵng

Một nhóm nghiên cứu, được dẫn đầu bởi Leigh Fletcher thuộc Đại học Leicester đã đưa ra những hình ảnh hồng ngoại mới nhất. Fletcher nói: ” Những hình ảnh này sẽ giúp thiết lập các cảnh cho những gì Juno sẽ chứng kiến trong những tháng tới. Các quan sát ở những bước sóng khác nhau trong quang phổ hồng ngoại sẽ giúp chũng tôi tạo ra hình ảnh ba chiều của các bức xạ năng lượng cũng như vật chất được vẫn chuyển qua bầu khí quyển của Sao Mộc “

Những hình ảnh tuyệt vời của Sao Mộc - / Thiên văn học Đà Nẵng

Bầu khí quyển của Trái Đất liên tục thay đổi, đó là lí do tại sao các nhà thiên văn học lại nói về cái xấu hay cái tốt trong những đêm quan sát. Tính ổn định của bầu khí quyển ảnh hưởng rất lớn tới việc quan sát của họ.

Để đối phó với việc này, các nhà thiên văn học đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt có tên là hình ảnh may mắn. Để có những hình ảnh hồng ngoại mới, họ sử dụng một thiết bị gọi là Visir giúp chụp hàng ngàn khung hình riêng lẻ. Các bức hình may mắn ít bị ảnh hưởng của bầu khí quyển nhất sẽ được chọn, phần còn lại bị loại bỏ.

Những khung hình được chọn sẽ liên kết và kết hợp với nhau để tạo ra những hình ảnh cuối cùng, giống như những hình ảnh người ta đưa ra ở đây.

Nguồn: https://earthsky.org

Content Protection by DMCA.com