Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 1 tbh7tz / Thiên văn học Đà Nẵng

Các hình ảnh chụp trận Perseid 2015 tại Công viên quốc gia Mount Rainier

04/1/2016 Mưa sao băng Quadrantids

Khi đạt cực điểm, Quadrantids có tới 100 vệt mỗi giờ, và chỉ kéo dài trong vài tiếng. Tuy nhiên, để có thể chiêm ngưỡng được hoàn toàn vẻ đẹp của trận mưa sao băng này, chúng ta cần một ví trí quan sát tốt và thời gian xem hợp lí. Ở phía Bắc bán cầu, khu vực cận cực, là địa điểm quan sát lí tưởng nhất trận mưa sao băng này. Chúng ta còn có thể kết hợp quan sát được cực quang. Cảnh tượng đẹp nhất là vệt sao băng quét qua giữa bầu trời ngay trên một dải cực quang gần nhóm sao Bắc Đẩu. Quả là một cảnh tượng huy hoàng phải không nào!

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 2 tqevhj / Thiên văn học Đà Nẵng

Quả cầu lửa 2016 được chụp bởi Mike Taylor ở bang Maine , trong bối cảnh của các cực quang .

Khoảng ở giữa tháng 3, khi ngước lên bầu trời bạn có thể bất chợt thấy một quả cầu lửa bay ngay qua đầu bạn. Quả cầu lửa thực chất là sao băng, nhưng có màu sắc và độ sáng đặc biệt hơn mà thôi, tuy nhiên hiện tượng này hiếm gặp hơn sao băng. Trung tuần tháng 3 được gọi là mùa của những quả cầu lửa như vậy, theo NASA, tỉ lệ xuất hiện của nó là khoảng 30%.

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - / Thiên văn học Đà Nẵng

Hình ảnh trận mưa sao băng Aquarids , bởi Deb Kestler tại Middletown , Rhode Island.

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 4 m4kd3k / Thiên văn học Đà Nẵng

Mưa sao băng Lyrids sao băng vào năm 2014 bởi Simon Waldram tại Fuerteventura , trong quần đảo Canary

Trận mưa sao băng tiếp theo có tên là Lyrids đạt cực đại vào ngày 22/4/2016.

Trận mưa sao băng này kéo dài từ khoảng 16-25/4. Thật không may cho chúng ta, thời điểm này là lúc mặt trăng gần như sáng nhất, do đó chúng ta rất khó quan sát trận mưa này. Cực điểm của trận mưa sao băng này cũng chỉ đạt tầm 10-15 vệt mỗi giờ, nhưng lại diễn ra trong thời gian rất dài, nên rất khó dự đoán cực điểm của nó. Chúng ra có thể quan sát trận mưa sao băng này khi nhìn về phía ngôi sao Vega (Hướng dẫn quan sát Vega) của chòm sao Lyra.

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 5 pmpvit / Thiên văn học Đà Nẵng

Một vệt sao băng đuôi dài trong trận Eta Aquarid , bởi Darla Young.

Tiếp theo là Eta Aquarids đạt cực đại vào ngày 5 và 6 của tháng 5/2016.

Đây là trận mưa sao băng được xem là lớn nhất ở Bán cầu Nam. May mắn trong năm nay, là mặt trăng đã lặn tại cực điểm của trận mưa sao băng này. Chúng ta có thể quan sát trận mưa này khi nhìn về phía chòm Bảo Bình. Cực điểm của trận mưa này là khoảng 60-70 vệt mỗi giờ ở địa điểm quan sát thích hợp. Những vệt sao băng bay qua bầu trời lúc rạng sáng trước đỉnh của Eta Aquarids đã báo trước trận mưa sao băng này cực kì lớn và đẹp.

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 6 bemkaj / Thiên văn học Đà Nẵng

Delta Aquarid năm 2014 , từ David S. Brown tại Wyoming

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2016, Delta Aquarids.

Cũng giống như Eta Aquarids, Delta Aquarids cũng là trận mưa sao băng ở Nam bán cầu. Đây là trận mưa sao băng nhỏ hơn, cực điểm của nó chỉ có khoảng 20-30 vệt sáng mỗi giờ, các vệt sao băng của trận ngày khá mờ nhạt. Chúng ta có thể xem trận mưa này khi nhìn về phía chòm Bảo Bình như trận Eta Aquarids.

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 7 btljq0 / Thiên văn học Đà Nẵng

Hình ảnh tổng hợp của mưa sao băng Perseid năm 2013 , Scott MacNeill tại Frosty Drew Observatory ở Charlestown , Rhode Island

Mưa sao băng Perseids, 12/8/2016.

Đây là trận mưa lớn và được yêu thích nhất ở Bắc bán cầu. Thời điểm thích hợp để xem trận mưa này là rạng sáng khi Mặt Trăng đã lặn. Cực điểm của trận mưa sao băng này có khoảng 50-100 vệt mỗi giờ. Hàng năm trận mưa sao băng này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 8. Tuy nhiên, để quan sát tốt nhất vẫn là thời điểm từ 10-13/8. Dự đoán, cực đại của trận mưa sao băng này trong năm nay là ngày 12/8. Các bạn hãy cũng xem nhé. Và hãy nhớ rằng, chờ tới lúc Mặt Trăng bắt đầu lặn rồi hãy ngước nhìn lên bầu trời và chuẩn bị cho mình nhiều điều ước nhé, vì có thể bạn ước hết mà sao băng vẫn còn đấy!

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 8 ol3pvt / Thiên văn học Đà Nẵng

Draconids gần Tucson , Arizona vào năm 2013 , chụp bởi Sean Parker

Tiếp theo là Draconids, 07/10/2016.

Là trận mưa sao băng có thể xem ở tốt nhất ở Bán cầu Bắc, và điều đặc biệt của trận mưa này, là điểm bắt đầu thấy những vệt sáng là ngôi sao đầu tiên của chòm Draco. Trận mưa này được ví như việc con rồng (chòm sao Draco) đang phun lửa trên bầu trời phương bắc. Trong quá khứ, đã có những lúc trận mưa này đạt cực điểm với hàng trăm vệt mỗi giờ.

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 9 azhd4f / Thiên văn học Đà Nẵng

Vệt sao băng trong trận Orionid , với cực quang , năm 2013 bởi Tommy Eliassen Photography ở Na Uy .

Mưa sao băng Orionids, 21/10/2016.

Tại cực điểm, trận mưa này có khoảng 10-20 vệt mỗi giờ, quan sát tốt vào đêm không Trăng. Tuy nhiên, năm nay, lúc diễn ra trận mưa sao băng này, xuất hiện Mặt Trăng khuyết, do vậy hình ảnh những vệt sao của Orionids rất mờ nhạt. Các bạn có thể quan sát trân mưa này vào rạng sáng ngày 22. Trận mưa sao băng này khó dự đoán độ lớn của nó và thỉnh thoảng có thể xuất hiện những quả cầu lửa. Để quan sát nó các bạn hãy tập trung về phía chòm Orion (Thợ săn).

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 10 zhuf2p / Thiên văn học Đà Nẵng

Trong năm 2015, Trận Taurids xuất hiện nhiều quả cầu lửa . Nhiếp ảnh gia Jeff Đại đã chụp được trên hồ Yamdrok ở Tây Tạng .

Mưa sao băng Taurids.

Nam Taurids, diễn ra vào tốt 04/11 và rạng sáng 05/11/2016. Trận mưa này khá rải rác, nó xuất hiện từ trung tuần tháng 9 đến khoảng 25/11. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể thấy tối đa khoảng 7 ngôi sao băng mỗi giờ, kể cả khi cực điểm. Nhưng, có một điều vô cùng hấp dẫn, là tỉ lể xuất hiện quả cầu lửa trong trận mưa sao băng này là cực kì lớn. Tại cực điểm, nếu may mắn chúng là có thể thấy được khoảng 1-2 quả cầu lửa. Bạn trẻ nào chưa có dịp ngắm hiện tượng kì bí này hãy thức xuyên màn đêm để xem nhé !

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 11 ec4zgm / Thiên văn học Đà Nẵng

James Younger gửi trong bức ảnh này trong năm 2015 cao điểm của mưa sao băng Leonid . Đó là một ngôi sao băng trên quần đảo San Juan ở vùng tây bắc.

Bắc Taurids, diễn ra vào tối này 11/11 và rạng sáng ngày 12/11/2016. Cũng như Nam Taurids, chúng ta chỉ thấy được khoảng 7 vệt sao băng mỗi giờ. Nếu có hứng thú, bạn có thể quan sát trận mưa sao băng này vào lúc nửa đêm và tập trung nhìn về phía chòm Kim Ngưu.

17/11/2016, mưa sao băng Leonids.

Đây được coi là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất trong năm, trong lịch sử đã chứng kiến cả một “trận bão” sao băng trên bầu trời, đó là vào năm 1966 với cả ngàn ngôi sao băng vụt qua đầu mỗi phút và diễn ra trong 15 phút. Hiện tượng đó có thể lặp lại trong khoảng 33 hoặc 34 năm. Chúng ta vẫn có thể chờ đợi điều tuyệt vời này diễn ra trong năm nay. Tuy vậy cũng đừng trong chờ quá, nhiều năm qua trận mưa này cũng chỉ cho các nhà quan sát thấy khoảng 10-15 vệt mỗi giờ. Để quan sát trận mưa sao băng này, chúng ta phải đợi sau nửa đêm như những trận mưa sao băng khác và hãy chú ý tập trung về phía chòm Sư Tử nhé !

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 12 nfcbnm / Thiên văn học Đà Nẵng

Cynthia Haithcock ở Troy , North Carolina chụp được vệt sao băng trong trận Gemini vào năm 2015.

Gemminids trận mưa sao băng lớn nhất trong năm. 

Diễn ra vào khoảng 13-14/12/2016. Đây được xem là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm nay hơn cả trận Perseids. Tại cực điểm, chúng ta có thể quan sát được khoảng 120 vệt mỗi giờ. Việc của các bạn là tụ tập bạn bè hay gia đình hoặc một mình, đợi sau nửa đêm hướng mắt lên bầu trời phía chòm sao Song Tử ( Hướng dẫn quan sát chòm sao Song Tử)  và đếm những vệt sao bay qua đầu bạn, quá đơn giản phải không nào.

Hướng dẫn quan sát các trận mưa sao băng 2016 - 13 keskb9 / Thiên văn học Đà Nẵng

Ảnh chụp vào đêm ngày 12-ngày 13 tháng 12 năm 2012, một vệt sao băng của trận Gemminids bởi Mike O’Neal ở Oklahoma

Các bạn cũng có thể tham gia quan sát các trận mưa sao băng lớn cùng DAC

Vương Anh theo Earthsky

Content Protection by DMCA.com