“Thông tin về kích cỡ và hình dạng của các thiên thạch đóng vai trò rất quan trọng trong việc hiểu được làm thề nào mà bụi và các mảnh đá vụn tụ tập với nhau để hình thành những cấu trúc lớn hơn và những vụ va chạm cũng như sự tái tích tụ đã thay đổi chúng trong thời kì đầu của hệ Mặt Trời”, theo lời Marco Delbo từ đài quan sát Côte d’Azur, Pháp, người dẫn đầu nghiên cứu này.

Việc xây dựng hình ảnh trực tiếp bằng những kính thiên văn mặt đất khổng lồ như VLT (Very Large Telescope) ở Chile và những kính thiên văn không gian hoặc những dụng cụ radar là những phương thức đang được ưa chuộng trong việc đo đạc những thiên thạch. Tuy nhiên, việc xây dựng hình ảnh trực tiếp nhìn chung bị giới hạn khi quan sát vành đai chính (the main belt) của một trăm thiên thạch, trong khi những dụng cụ radar gần như phải tiến hành những quan sát những thiên thạch gần Trái Đất mà có khả năng va chạm vào Trái Đất.

Công nghệ mới giúp đo đạc hình dạng và kích cỡ của các thiên thạch. - 090204085309 large / Thiên văn học Đà Nẵng

 Hình ảnh mô phỏng thiên thạch Barbara. Nhờ vào công nghệ áp dụng hiên tượng giao thoa, lần đầu tiên các nhà thiên văn học có thể đo đạc kích thước của những thiên thạch nhỏ.

Delbo và cộng sự vừa tìm ra một cách mới bằng cách ứng dụng hiện tượng giao thoa (interderometry) để nghiên cứu những thiện có đường kính nhỏ đến 15 km ở trong vòng đai chính, cách chúng ta khoảng 200 triệu km. Điều này đồng nghĩa với khả năng đo được kích thước của một trái banh tennis ở khoảng cách 1 ngàn km. Kĩ thuật này sẽ không chỉ tăng số mục tiêu có thể đo đạc một cách nhanh chóng mà còn quan trong hơn là tiến đến nghiên cứu những thiện thạch nhỏ mà rất khác về mặt vật lí với những thiên thạch lớn hơn đã được nghiên cứu kĩ lưỡng.

Công nghệ giao thoa kết hợp ánh sáng từ 2 kính viễn vọng hoặc hơn. Các nhà thiên văn học đã chứng minh việc sử dụng kính VLTI của ESO (Tổ chức nghiên cứu thiên văn châu Âu), kết hợp ánh sáng của 2 kính VLT có đường kính 8.2 met. “Nó tương đương với việc có được tầm nhìn với một kính viễn vọng với đường kính bằng với khoảng cách giữa 2 kính được sử dụng, trong trường hợp này là 47 met”, theo lời đồng tác giả của công trình là Sebastiano Ligori.

Những nhà nghiên cứu này đã áp dụng kĩ thuật của họ cho vành đai thiên thạch chính (234) Barbara. Vành đai này đã được tìm ra trước đó bởi Alberto Cellino. Mặc dù vành đai này ở rất xa nhưng những quan sát của VLTI cũng tiết lộ rằng mục tiêu này có hình dạng khác thường. Mẫu phụ hợp nhất bao gồm 2 phần với được kính 37 và 21 km, tách biệt với nhau 24 km. “Hai phần này dường như chồng chéo nhau”, Delbo cho hay, “vì thế vật thể này có hình dạng giống một hạt đậu phộng khổng lồ hoặc nó có thể là 2 phần riêng rẽ quay quanh lẫn nhau.”

Nều Barbara là một thiên thạch “kép”, điều này thực sự là rất đáng chú ý: bằng việc kết hợp những dụng cụ đo đường kính với những tham số của quĩ đạo, các nhà thiên văn học sau đó có thể ước tính được mật độ của những vật thể này. “Barbara rõ ràng là một mục tiêu được ưu tiên ở mức cao cho những quan sát trong tương lai”, Ligori kết luận.

Chứng minh được sự đúng đắn của công nghệ mới mà mạnh mẽ của họ, nhóm nghiên cứu bây giờ có thể bắt đầu quan sát những thiên thạch cỡ nhỏ.

05/02/2009
(Theo Sciencedaily.com)

https://www.sciencedaily.com/releases/2009/02/090204085309.htm

Anh Minh – PAC.News

Content Protection by DMCA.com