Đông Á xây dựng hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới. - very large array vla radio telescop / Thiên văn học Đà Nẵng

 Các nhà thiên văn học Đông Á đang xây dựng hệ thống kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới để quan sát sâu hơn vào trong thiên hà cũng như các hố đen và xác định chính xác hơn quĩ đạo của các tàu do thám quay quanh Mặt Trăng như Chang’e-1 của Trung Quốc.

Mạng anten này được gọi là VLBI (Very Long Baseline Interferometry), gồm 19 kính thiên văn vô tuyến của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mạng này bao bọc một khu vực với đường kính 6 ngàn kilomet từ đảo Hockaido phía bắc Nhật Bản đến Kunming và Urm ở phía tây Trung Quốc.

Công nghệ VLBI được sử dụng rộng rãi trong thiên văn vô tuyến. No kết hợp nhiều sự quan sát cùng một lúc do sử dụng nhiều kính viễn vọng để mở rộng đường kính và tăng độ phóng đại.

Shen Zhiqiang, tổng thư kí của ủy ban quản lí dự án này phát biểu trên tờ Nhật Báo Xinhua rằng nhóm dự án vừa tiến hành những quan sát thử nghiệm và trao đổi học thuật thường xuyên từ khi ý tưởng này bắt đầu trong năm 2003.

Theo kế hoạc phát triển của dự án, một trong những nhiệm vụ chính là cải thiện bản đồ 3D của thiên hà Milky Way được xây dựng bởi VERA (VLBI Exploration of Radio Astromery) của Nhật.

Hideyuki Kobayashi, giám đốc đài thiên văn Mizusawa cho hay, nhóm dự án sẽ giúp các nhà thiên văn học có được những dữ liệu chất lượng cao về cấu trúc thiên hà.

Những quan sát toàn diện sẽ bắt đầu trong năm 2010, sẽ kêt nối ít nhất 12 trạm của Nhật và 4 trạm của Trung Quốc, 3 trạm khác của Hàn Quốc đang được xây dựng.

Shen cho hay, “Số lượng thực tế của kinh viễn vọng có thể thay đổi khi các nước liên quan lên kế hoach xây dựng những kính viễn vọng mới như kính vô tuyến đường kinh 65 met đang được xây dựng ở Thượng Hải”.

“Thêm vào đó, các nhà thiên văn học Trung Quốc vừa đặt được thành cộng to lớn khi áp dụng cộng nghệ VLBI để xác định quĩ đạo của tàu Chang’e-1, tàu do thám Mặt Trăng đầu tiên của Trung Quốc”.

Nhóm nghiên cứu của Shen cũng đã sử dụng VLBI để tìm kiếm bằng chúng thuyết phục nhất rằng có một hố đen siêu trọng lượng tại trung tâm thiên hà của chúng ta.

“Nhưng chúng tối đang tiến hành các cuộc kiểm tra nhiều nhất có thể để chuẩn bị cho việc hợp tác với Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Mạng lưới VLBI thông báo vào ngày 20 tháng 1 rằng hệ thống này đã sử dụng thành cộng Internet để đạt được truyện dữ liệu tốc độ cao gọi là e-VLBI, một hường quan trong cho sự phát triển của cộng nghệ VLBI trong tương lai.

“Công nghệ e-VLBI sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc khám phá Mặt Trăng và Sao Hỏa của Trung Quốc”.

Trong khí đó, các nhà thiên văn học Hàn Quốc và Nhật Bản đang hợp tác để xây dựng ở Seoul một phòng thí nghiệm để xử lí lượng lớn dữ liệu thành những hình ảnh với độ phân giải cao.

Kính thiên văn vô tuyến khác với các loại kính thông thường ở điểm chúng sử dụng các aten vô tuyến để tìm kiếm và thu thập dữ liệu từ các vệ tinh và tàu thăm dò. Anten vô tuyến được sử dụng đầu tiên để nhận dạng các nguồn vô tuyến được xây dựng bởi Karl Guthe Jansky, một kĩ sư vào đầu những năm 30.

03/02/2009
(Theo Spacedaily.com)

https://www.spacedaily.com/reports/East_Asia_Builds_World_Largest_Radio_Telescope_Network_999.html

Anh Minh – PAC.News

Content Protection by DMCA.com