Kính thiên văn phản xạ (Reflector) - A4rflctl / Thiên văn học Đà NẵngNewton là người đầu tiên chế tạo và sử dụng kính phản xạ trong quan sát thiên văn, tuy nhiên ý tưởng này được nêu ra trước đó bởi nhà khoa học James Gregory. Điểm khác nhau cơ bản của kính phản xạ và kính khúc xạ nằm ở vật kính. Trong khi kính thiên văn khúc xạ có vật kính là 1 thấu kính hội tụ thì kính phản xạ dùng 1 gương cầu lõm làm vật kính. Về tác dụng, gương cầu lõm cũng có nhiệm vụ hội tụ ánh sáng như 1 thấu kính hội tụ, nhưng có nhiều lý do để người ta sử dụng kính phản xạ thay cho kính khúc xạ.
Newton là người đầu tiên chế tạo và sử dụng kính phản xạ trong quan sát thiên văn, tuy nhiên ý tưởng này được nêu ra trước đó bởi nhà khoa học James Gregory. Điểm khác nhau cơ bản của kính phản xạ và kính khúc xạ nằm ở vật kính. Trong khi kính thiên văn khúc xạ có vật kính là 1 thấu kính hội tụ thì kính phản xạ dùng 1 gương cầu lõm làm vật kính. Về tác dụng, gương cầu lõm cũng có nhiệm vụ hội tụ ánh sáng như 1 thấu kính hội tụ, nhưng có nhiều lý do để người ta sử dụng kính phản xạ thay cho kính khúc xạ.

Cấu tạo kính phản xạ

 

Kính thiên văn phản xạ (Reflector) - A4rflctl / Thiên văn học Đà Nẵng

– Ưu điểm: Kính phản xạ khắc phục được các nhược điểm của kính khúc xạ.

+ Việc chế tạo 1 gương cầu lõm lớn rồi tráng bạc dễ dàng hơn nhiều so với việc đúc 1 thấu kính lớn (dễ bị bọt khí và khó tạo dạng cầu phù hợp để khử cầu sai), do đó có lợi thế về độ mở ống kính, giảm tối đa cầu sai và sắc sai, cho ảnh sáng và rõ nét.
+ Thị kính ở trên thân kính nên việc quan sát thuận tiện hơn

– Nhược điểm: Ống kính to và cồng kềnh hơn

Kính thiên văn tổ hợp (Casegrain)

Đây là loại kính thiên văn kết hợp cấu tạo của kính phản xạ và kính khúc xạ. Trong kính sử dụng cả gương cầu và thấu kính để thu thập ánh sáng. Nhờ hệ quang học tổ hợp như vậy, ánh sáng trong ống kính được phản xạ nhiều lần, làm cho chiều dài ống kính giảm nhưng vẫn đảm bảo được độ mở ống kính. Kính thiên văn tổ hợp tận dụng được cả ưu điểm của kính khúc xạ và phản xạ, đồng thời loại bỏ các nhược điểm của 2 loại kính trên. Có thể nói đây là loại đỉnh nhất trong kính thiên văn quang học, tuy nhiên nó có 1 nhược điểm duy nhất là giá rất cao. Hiện nay có 2 mẫu thiết kế kính tổ hợp chính là Schmidt Cassegrain và Maksutov Cassegrain.

Kính Schmidt Cassegrain

Kính thiên văn phản xạ (Reflector) - Schmidt Cassegrain Telescope / Thiên văn học Đà Nẵng

Kính Maksutov Cassegrain

Kính thiên văn phản xạ (Reflector) - 500px Maksutov spot cassegrain / Thiên văn học Đà Nẵng

nguồn: vatlysupham.hnue.edu.vn

Content Protection by DMCA.com