CẨM NANG KIẾN THỨC THIÊN VĂN

Chương V: Bốn mùa – Thời gian – Lịch

* Mặt Trời và bốn mùa:

+ Mặt phẳng Hoàng đạo: Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng hình học chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Đa số các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng này. Lý do là chúng đều được hình thành cùng Mặt Trời từ một đĩa bụi Mặt Trời dẹt quay tròn trong một mặt phẳng gần trùng với mặt phẳng hoàng đạo.

Nhìn từ Trái Đất, đường Hoàng Đạo là giao điểm của Mặt phẳng Hoàng đạo với Thiên Cầu (hình cầu tưởng tượng ở rất xa Trái Đất, trên đó chứa tất cả các thiên thể).

+ Sự biến đổi mùa:

Trái Đất ngoài chuyển động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời còn có chuyển động tự quay. Tuy nhiên trục quay của Trái Đất lại ngiêng so với trục vuông góc với mặt phẳng Hoàng đạo một góc khoảng 23,27 độ. Chính độ nghiêng này đã tạo nên sự biến đổi mùa trên Trái Đất.

Bốn mùa - Thời gian - Lịch - / Thiên văn học Đà Nẵng

Nguyên nhân chính là ở các vị trí khác nhau trên quỹ đạo, lượng bức xạ của một vị trí trên Trái Đất nhận được thay đổi theo thời gian.

+ Ngày và đêm ở các vĩ độ:

Từ ngày Xuân phân (21/3) đến ngày Thu phân (23/9):

Những vị trí có vĩ độ càng gần cực Bắc thì ngày càng dài. Ở cực Bắc thì Mặt Trời không bao giờ lặn (6 tháng là ban ngày).

Những vị trí có vĩ độ càng gần cực Nam thì ngày càng ngắn. Ở cực Nam thì Mặt Trời không bao giờ mọc (6 tháng là ban đêm)

Từ ngày Thu Phân (23/9) năm trước đến ngày Xuân phân (21/3) năm sau thì ngược lại. Càng gần cực Bắc thì ngày càng ngắn, càng gần cực Nam thì ngày càng dài.

+ Các đới khí hậu:

Thông lượng bức xạ của ánh sáng Mặt Trời đến những nơi khác nhau trên Trái Đất là khác nhau. Thời tiết ở những khu vực có vĩ độ giống nhau là như nhau, tạo nên những đới khí hậu khác nhau.

Bốn mùa - Thời gian - Lịch - 2 cdl3eb / Thiên văn học Đà Nẵng

Các đới khí hậu

– Từ vĩ độ (+)(-) 66 độ 33′ về 2 cực Bắc Nam là Hàn đới.
– Từ vĩ độ (+)(-) 23 độ 27′ về vĩ độ (+)(-) 66 độ 33′ là Ôn đới.
– Giữa 2 vĩ độ (+) 23 độ 27′ và (-)2 3 độ 27′ là Nhiệt đới.

* Lịch:

– Cơ sở tính thời gian: Dựa trên chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, chuyển động tự quay của Trái Đất, chuyển động của Mặt Trăng.

– Dương lịch: Năm dương lịch lấy cơ sở là năm xuân phân (chu kì bốn mùa). Năm xuân phân có 365,2422 ngày. Tuy nhiên năm lịch lại phải là một số nguyên ngày và xấp xỉ với năm xuân phân. Theo lịch sử, dương lịch được coi là bắt đầu từ thời hoàng đế La Mã là Julius Cecar (63 TCN)

+ Dương lịch cũ (năm Julius): Cứ 4 năm là có một năm nhuận. Là năm có con số chia hết cho 4. Năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. Như vậy trung bình một năm có 365,25 ngày. Sai số so với năm xuân phân là 0,0078 ngày, như vậy cứ sau 400 năm thì sai gần 3 ngày.

+ Dương lịch mới (lịch Gregorius): sau hàng ngàn năm lịch Julius đã không đúng nữa. Năm 1582, giáo hoàng Gregorius đã cho cải cách lại dương lịch. Theo đó, độ dài trung bình năm là 365,2425 ngày. Sai số là 0,0003 ngày tức cứ sau 3300 năm thì sai 1 ngày. Do đó đã quy ước những năm trong thế kỉ mà không chia hết cho 4 thì không phải là năm nhuận (1700,1800,1900…). Ngoài ra để chỉnh sự sai lệch đã tích lũy nhiều, người ta đã từng quy ước sau ngày 4-10-1852 sẽ là ngày 15-10-1852.

+ Âm lịch: Âm lịch là lịch theo tuần trăng. Lấy độ dài tuần trăng (29,53 ngày) làm cơ sở cho độ dài tháng. Tháng thiếu có 29 ngày, tháng đủ có 30 ngày. Một năm có 12 tháng, trung bình có 354,367 ngày. Vậy năm thường có 354 ngày, ngắn hơn năm xuân phân 10 ngày. Cứ 3 năm thì sai với mùa 1 tháng. Năm âm lịch chỉ có khả năng tính thời gian chứ không phản ánh thời tiết. Hiện nay chỉ có lịch Hồi giáo là sử dụng thuần túy âm lịch.

+ Âm dương lịch: Người ta cải biến âm lịch bằng cách bổ sung quy luật nhuận để bình quân năm lịch phù hợp với 4 mùa. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận có 13 tháng, tháng nhuận có 30 ngày.

Người ta thường dùng chu kì 7/19 (chu kì Meton) tức là cứ 19 năm thì có 7 năm nhuận. So với năm xuân phân thì :
19 năm xuân phân = 65,2422 x 19 = 6939,60 ngày.
19 năm Âm dương lịch = (19 x 12) + 7 = 235 tháng = 29,53 x 235 = 6939,55 ngày.

Trương Thị Trà My – Nhóm Kiến Thức – DAC

Cẩm nang kiến thức thiên văn

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6

Content Protection by DMCA.com