– Thế các anh đã quét sạch được những hòn đá đó chưa?
– Không quá mười phần trăm. Mọi người bắt đầu ngứa da. Đây, anh thấy không?
– Các anh đã tìm ra nguyên nhân của chúng chứ?
– Đó là những vết bỏng. Vậy là chúng tôi đã chiến đấu với những hòn đá một cách hầu như vô vọng, còn trong lúc đó thì chúng đã ngốn hết gần một phần ba tàu. Chúng tôi hiểu rằng, nếu không áp dụng những biện pháp khẩn cấp thì những viên đá bầu dục sẽ không dừng lại chừng nào chưa ngốn hết kim loại của chúng tôi, kể cả kim loại trên những bộ quần áo bay.
Bí mật của hành tinh Rene - Phần 12 - 12 / Thiên văn học Đà Nẵng
Đó là những giây phút thật khó khăn. Hai đồng chí của chúng tôi đã nằm xuống giữa những viên đá phàm ăn. Cần cấp tốc tạo ra trong lòng tàu dù chỉ một phòng đóng kín, với vỏ ngoài không có một gam kim loại nào. Các anh biết đấy, tàu Foton phân thành các khoang có các vách ngăn bằng chất dẻo. Nhưng tất cả các buồng nhỏ, cabin, hành lang, phòng ngủ và phòng thí nghiệm đều quy tụ xung quanh chiếc thân trụ thằng đứng của tàu làm bằng kim loại. Ngoài ra, toàn bộ vỏ của tàu cũng bằng kim loại.
Chẳng cần phải tranh cãi, chúng tôi quyết định vào ở trong phòng khách của tàu. Chúng tôi chia nhau ra một nửa số người lột vỏ tường của những phòng khác mang các tấm chất dẻo vào phòng khách, nối chúng với nhau dán lại bằng keo vạn năng. Để phòng xa, chúng tôi quyết định đặt lên tường phóng khách ba lớp phủ như vậy. Ngoài ra để an toàn tuyệt đối, chúng tôi phải gỡ hết các kênh năng lượng, liên lạc và điều khiển tỏa ra từ đây. Chúng tôi đặt trên các tấm panen vài bộ đèn ắc quy và chúng cũng rọi sáng đôi chút những hành lang của con tàu Foton đã chết.
Nửa thứ hai của đội bay làm nhiệm vụ kéo vào phòng khách tất cả những gì có thể cần đến sau này. Trước hết mang đến thực phẩm, toàn bộ dự trữ oxi, dụng cụ khoa học, ắc quy, sách vở. Chuyển thực phẩm là công việc bận bịu nhiều nhát. Thực phẩm thì ở tầng 3 mà phòng khách lại ở tầng 6. Các người máy không làm việc được nữa, băng chuyển cũng không hoạt động. Chỉ còn một cái xe xếp hàng tự động duy nhất làm việc. Xe xếp hàng chuyển những container nặng, các chàng trai chuyển bằng tay tất cả những thứ còn lại. Lúc đó tôi thấy mừng là đã luôn luôn đòi hỏi họ chuẩn bị tốt về mặt thể lực.
Cho đến lúc việc đi lại trên hành lang của tàu Foton trở nên nguy hiểm thì chúng tôi mới chật vật thu thập được hai mươi phần trăm những thứ đã dự định. Chỗ nào cũng thấy những lỗ trống hốc. Những viên đá bầu dục mà chúng tôi đã gọi ngay là “ốc sên”, chậm chạp bò lên các tường, các trần, trên các lối đi và để lại sau chúng những lỗ thủng. Con tàu mấy lần nghiêng đi và rùng mình. Chúng tôi đoán rằng nó sụt xuống vì không còn đế kim loại vững chắc.
Còn hai ba chuyến nữa là chúng tôi xây xong chiến lũy trong phòng khách mà không biết được sẽ chờ đợi cái gì sắp tới. Có thể là ngốn xong kim loại, những chú “ốc sên” đó sẽ chén đến tất cả những cái còn lại chăng?
Nhưng có thể phát điên lên vì sự trông chờ như vậy. Cần phải làm gì đó để khỏi tuyệt vọng.
Chúng tôi bắt đầu kiểm kê những vật đã đem lại. Với oxi và thực phẩm thì đỡ lo: dự trữ đủ cho khoảng bảy tám năm. Chúng tôi có rất ít phương tiện kỹ thuật. Một máy xếp hàng tự động, một máy tự động laze, vài trăm bình ắc quy – đó là toàn bộ kho tàng. Mà điểu chủ yếu là phương tiện liên lạc điểm với Trái đất. Phương tiên liên lạc duy nhất mà chúng tôi có được là liên lạc vô tuyến.
Chúng tôi đã thông báo đi – Xtark mỉm cười buồn rầu – nhưng có lẽ nó đang trên đường đến Trái Đất.
Khruxtalep gật đầu.
– Thật ra chúng tôi còn có những dụng cụ khác và chúng tôi hy vọng sau này sẽ dùng chúng để tổ hợp được một cái gì đó đáng giá. Tục ngữ có câu: “Có khó mới ló cái khôn”
Hết phần 12
(còn nữa)
 
Tác giả: Khotgiarba Salkhov
Content Protection by DMCA.com