Sao băng lao vút trên bầu trời ở cao độ từ 65 đến 120km phía trên đầu chúng ta. Đa số ánh sáng lóe lên chỉ tồn tại trong một hoặc hai giây. Những vệt sáng đó phát sinh từ những sao băng có kích cỡ nhỏ hơn một hạt đậu. Sao băng có kích chừng bằng hạt đậu tạo ra vệt sáng hơn và dài hơn. Những mảnh lớn hơn có thể nóng quá mức nên chúng nổ tung. Những sao băng thật sự lớn có kích cỡ bằng quả bóng chày hoặc thậm chí bằng một chiếc xe hơi.

Một số sao băng có thể đi qua bầu trời mà chưa cháy hết. Những hòn đá vũ trụ rơi xuống trái đất như thế này được gọi là thiên thạch. Cấu tạo của chúng gồm đá hoặc kim loại, hoặc cả đá lẫn kim loại.

Sao băng và Sao chổi – Phần 3 - 8 mzyg3d / Thiên văn học Đà Nẵng

Một số thiên thạch là đá từ Mặt trăng và sao Hỏa. Hãy tưởng tượng một tiểu hành tinh va chạm với sao Hỏa hoặc với Mặt trăng. Vụ va chạm làm cho đá từ Mặt trăng và sao Hỏa bay vào trong vũ trụ. Một số mảnh đá này có thể trôi giạt trong hàng nghìn năm trời. Cuối cùng thì nó rơi xuống trái đất dưới dạng thiên thạch.

Sao băng và Sao chổi – Phần 3 - 9 l7dgja / Thiên văn học Đà Nẵng

Sao băng và Sao chổi
Gregory L. Vogt
Trần Nghiêm dịch
Thư viện Vật Lý

Content Protection by DMCA.com