Ngoài Mặt Trời và Mặt Trăng, năm thiên thể chuyển động so với các ngôi sao đã được biết đến trong thời cổ đại là: Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc và Sao Thổ. Chúng được gọi là hành tinh trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là kẻ lang thang. Vào thời điểm đó, Mặt Trời Mặt Trăng cũng được coi là hành tinh. Tên của bảy thiên thể này được đặt cho tên của các ngày trong tuần. Tuy nhiên, Sao Diêm Vương chính là bước ngoặc của các khám phá.

Sau khi kính thiên văn được phát minh và tốn một khoảng thời gian lục lọi bầu trời, ba hành tinh khác đã được tìm thấy gồm: Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương. Khi các công cụ và phương pháp quan sát ngày càng phát triển, càng nhiều thiên thể xa hơn Sao Hải Vương và có cùng kích thước với Sao Diêm Vương đã được tìm thấy. Vì không có định nghĩa rõ ràng về một hành tinh, một số thiên thể mới này lẽ ra phải được gọi là hành tinh. Do đó, Hiệp Hội Thiên văn Quốc tế (IAU) trong Đại hội đồng của mình vào năm 2006 đã định nghĩa ba danh mục riêng biệt để làm rõ vấn đề này.

Thật là mỉa mai rằng kết quả cuối cùng của những nỗ lực tìm kiếm hành tinh lại làm giảm số lượng hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời xuống còn tám hành tinh.

Theo định nghĩa mới, một thiên thể là một hành tinh nếu nó thỏa mãn ba điều kiện sau:

  • (1) Bay trong quỹ đạo xung quanh Mặt trời
  • (2) Nó có đủ khối lượng đủ lớn để trọng lực của nó thắng các lực của vật rắn để có hình dạng cân bằng thủy tĩnh (gần tròn).
  • (3) Sự nhiễu loạn hấp dẫn đã xóa sạch các vật thể khác trong vùng lân cận quỹ đạo của nó.

Nếu một thiên thể thỏa mãn các điều kiện (1) và (2) nhưng không thỏa mãn điều kiện (3) thì nó là một hành tinh lùn. Do Sao Diêm Vương không đáp ứng yêu cầu cuối cùng nên nó đã bị giảm xuống thành một hành tinh lùn.

Tất cả các thiên thể khác quay quanh Mặt Trời sẽ được gọi chung là thiên thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời. Chúng bao gồm hầu hết các tiểu hành tinh, thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương, sao chổi và các thiên thể nhỏ khác. Nếu vật thể trung tâm quỹ đạo không phải là Mặt Trời thì thiên thể đó là mặt trăng hoặc vệ tinh tự nhiên. Vệ tinh tự nhiên là một vật thể quay quanh vật thể sơ cấp sao cho khối tâm hệ vật thể nằm bên trong vật thể sơ cấp. Nếu không đúng như vậy thì hệ này được gọi là hệ đôi.

Theo định nghĩa hiện tại, có 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Có vẻ như không thể chắc chắn rằng nhiều hành tinh hơn sẽ được tìm thấy.

Hiện nay, có năm hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời, đó là: Ceres, Pluto, Eris, Haumea và Makemake

Hiện nay, có năm hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời, đó là: Ceres, Pluto, Eris, Haumea và Makemake. Ceres trước đây được coi là một tiểu hành tinh, Sao Diêm Vương trước đây là một hành tinh và Eris (2003 UB 313, còn được gọi với biệt danh Xena) là thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương lớn hơn cả Sao Diêm Vương.

TIẾN TRÌNH KHOA HỌC và Sao Diêm Vương!

Sao Diêm Vương và bước tiến thiên văn học 1

Sự phân loại lại Sao Diêm Vương đã minh họa cách thức phát triển của khoa học. Quan niệm của chúng ta về vũ trụ đã trải qua nhiều thay đổi kể từ thời Copernicus. Khi hiểu biết của chúng ta ngày càng tăng, thuật ngữ và phân loại của chúng ta thay đổi. Tình huống với Sao Diêm Vương có một sự tương tự trong việc phát hiện ra các tiểu hành tinh đầu tiên vào đầu thế kỷ 19. Ban đầu chúng cũng được xếp vào loại hành tinh. Vào những năm 1840, các văn bản thiên văn học hàng đầu đã liệt kê không ít hơn 11 hành tinh trong hệ Mặt Trời của chúng ta, bao gồm các tiểu hành tinh Vesta, Juno, Ceres và Pallas.

Tuy nhiên, trong vòng một vài thập kỷ, việc phát hiện thêm hàng chục tiểu hành tinh đã làm rõ rằng những vật thể nhỏ này đại diện cho một lớp vật thể mới trong hệ Mặt Trời, tách biệt với các hành tinh và số lượng hành tinh giảm xuống còn tám (bao gồm cả Sao Hải Vương mới được phát hiện).

Phần lớn công việc quan sát trên vành đai Kuiper bắt đầu như một cuộc tìm kiếm hành tinh thứ 10. Thật là mỉa mai rằng kết quả cuối cùng của những nỗ lực này là giảm số lượng hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời xuống còn tám hành tinh.

Tổng hợp và chia sẻ bởi Công Khoa – CLB Thiên văn học Đà Nẵng