Nhấn ESC để đóng

Khám phá

Sao Thủy – Kẻ lữ hành bí ẩn

Thoắt ẩn thoắt hiện giữa trời đêm, đó chính là Sao Thủy – đại diện cho vị thần Hermes.

Cái tên “Sao Thủy” mà chúng ta quen gọi xuất phát từ cách đặt danh tự của người Trung Quốc.Thực chất, thiên thể này chỉ là một hành tinh xoay quanh ngôi sao là Mặt Trời. Người phương Tây gọi hành tinh này là Mercury.

Sao Kim – Địa ngục trong lốt thần Vệ nữ

Dù mang tên vị thần sắc đẹp Venus nhưng Sao Kim là hành tinh vô cùng khắc nghiệt.

Cái tên Sao Kim xuất phát từ cách gọi của người Trung Quốc. Trong khi đó, người phương Tây gọi hành tinh này là Venus, xuất phát từ tên La Mã của vị thần sắc đẹp Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp.

Hải Vương tinh (Phần 1)

1. Khám phá kép: Đến cuối thế kỉ thứ 18, mọi người đều tin rằng hệ mặt trời chỉ có sáu hành tinh. Sau đó, Thiên Vương tinh được William Herschel khám phá ra vào năm 1781. Với sự khám phá ra hành tinh thứ bảy này, các nhà thiên văn học trở nên hiếu kì hơn bao giờ hết. Rốt cuộc thì còn có cái gì nằm ngoài kia nữa không?

Hải Vương tinh (Phần 2)

JOHN COUCH ADAMS

John Couch Adams sinh năm 1819 tại Cornwall, Anh quốc. Adams rất giỏi toán và nhanh chóng bị thiên văn học thu hút. Năm 1841, Adams lần đầu tiên đọc được các tính toán của Bouvard về quỹ đạo của Thiên Vương tinh. Các phép tính đó gây ấn tượng mạnh đối với ông, và ông quyết định khám phá xem cái gì đang ảnh hưởng đến quỹ đạo của Thiên Vương tinh.

Hải Vương tinh (Phần 3)

Cuộc tranh luận về hành tinh thứ tám

Trở lại nước Anh, Airy đã nghe nói tới các phép tính cùng sự công bố rộng rãi của  Le Verrier. Ngay sau đó, Airy nhận thấy các kết quả của Le Verrier rất giống với công trình của John Adams. Hai nước Anh và Pháp vốn là hai đối thủ kình địch nhau, hơn thua nhau trong hàng thế kỉ. Thật tự nhiên, Airy không muốn nước Pháp nhận lấy vinh quang là đã khám phá ra hành tinh thứ tám. Tháng 7 năm 1846, ông tổ chức một cuộc họp với nhà thiên văn James Challis, người đứng đầu Đài thiên văn Cambridge. Airy đề nghị Challis dùng kính thiên văn của đài tìm kiếm hành tinh thứ tám, “với hi vọng cứu nguy cho vấn đề… hầu như đã không còn hi vọng gì nữa”.

Hải Vương tinh (Phần 4)

Cuc chiến ngôn t

Khám phá của Galle đã khơi ngòi một cuộc khẩu chiến giữa các nhà khoa học người Anh và người Pháp. Các thành viên của Hội Thiên văn học Hoàng gia Anh thì ủng hộ Adams, nói rằng ông là người đầu tiên tính ra hành tinh trên nằm ở chỗ nào. Trong khi đó, ở Pháp, các nhà khoa học cáu tiết lên. Một người Anh không tên tuổi, họ nói, đã giành lấy vinh quang mà Le Verrier đáng được hưởng. Các tờ báo Pháp đã chộp lấy câu chuyện trên và biến nó thành vấn đề mang tính quốc gia.