Chòm sao Musca tọa lạc tại vùng trời bán cầu nam, nằm ở phía nam chòm Thập Tự phương Nam. Tên gọi của chòm sao có nguồn gốc từ tiếng La-tinh, nghĩa là “con ruồi”.

Constellations: A Guide to the Night Sky

Từ những quan sát của hoa tiêu người Hà Lan Pieter Dirkszoon Keyser và Frederick de Houtman vào những năm cuối thế kỷ thứ 16, nhà thiên văn học Hà Lan Petrus Plancius tạo mới và đặt tên cho chòm sao là Musca. Chòm sao được phác họa trên bản đồ thiên cầu vào năm 1603, trong cuốn Uranometrica của Johann Bayer.

Một số ngôi sao và vật thể sâu nổi bật trong chòm gồm có Nova Muscae 1991, hệ sao đôi với lỗ đen, tinh vân hành tinh xoắn ốc (NGC 5189), tinh vân Hourglass (MyCn 18), các cụm sao cầu NGC4833 và NGC 4372 và tinh vân Doodad xám.

DỮ KIỆN, VỊ TRÍ & BẢN ĐỒ

Musca là chòm sao lớn thứ 77, choáng một vùng trời có diện tích 138 độ vuông. Chòm sao nằm ở phần tư thứ ba của thiên cầu phương nam (SQ3) và có thể nhìn thấy ở vĩ độ +10° và -90°. Hàng xóm của Musca gồm những chòm sao: Apus, Carina, Centaurus, Chammaeleon, Circinus và Crux.

Chòm sao Musca là thành viên của nhóm Johann Bayerm cùng với Apus, Chamaeleon, Dorado, Grus, Hydrus, Indus, Pavo, Phoenix, Tucana và Volans.

Một ngôi sao trong Musca được xác nhận có ngoại hành tinh và chòm sao không có các vật thể sâu Messier. Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao là Alpha Muscae, với cường độ sáng biểu kiến 2.69. Từ trước tới nay chưa từng có cơn mưa sao băng nào xuất hiện ở Musca.

musca constellation,musca star map,musca location,musca stars
Bản đồ chòm sao Musca, bởi IAU và tạp chí Sky&Telescope.
KHỞI NGUỒN

Musca là một trong 12 chòm sao được các nhà hàng hải Hà Lan là Keyser và de Houtman phát hiện và công bố cuối thế kỷ 16 sau cuộc thám hiểm phía Đông Ấn . Trong danh mục các chòm sao năm 1603 của de Houtman, Musca được gọi là De Vlieghe, có nghĩa là “con ruồi” trong tiếng Hà Lan.

Nhà phác đồ Hà Lan Petrus Plancius là người đầu tiên đánh dấu chòm sao này trên thiên cầu của mình vào năm 1598, nhưng lại giấu tên đi. Khi Johann Bayer đề cập đến chòm sao này trong cuốn atlas các vì sao Uranometria, ông gọi tên chòm sao Apis, con ong. Tên gọi này được sử dụng phổ biến gần hai thế kỷ.

Tên gọi Musca xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1602, trên thiên cầu của nhà phác đồ Hà Lan Willem Janszoon Blaeu. Plancius đã không sử dụng tên gọi nào cho chòm cho đến tận năm 1612. Tới khi đó, ông đặt tên chòm sao là Muia, nghĩa là “con ruồi” trong tiếng Hy Lạp.

Musca constellation
Chòm sao Musca, Ảnh: Till Credner

Trong một thời gian ngắn, chòm sao còn được biết đến với tên gọi Ruồi Phương Nam (Musca Australis), bởi vì cũng đã tồn tại một chòm sao tên là Ruồi Phương Bắc (Musca Borealis). Chòm sao này nằm ở phía bắc của chòm Bạch Dương (Aries). Nhà thiên văn học người Pháp Nicholas Louis de Lacaille là người đặt tên cho chòm là Musca Australis, sau này rút gọn lại chỉ còn Musca.

NHỮNG NGÔI SAO NỔI BẬT

α Muscae (Alpha Muscae)

α Muscae là một ngôi sao xanh-trắng ở đâu đó nằm giữa sao lùn và sao cận đại tiến hóa. Phân loại sao là B2 IV-V. Sao có độ sáng biểu kiến 2.69 và cách Trái Đất 315 năm ánh sáng. α Muscae là ngôi sao lớn nhất trong chòm.

α Muscae có khối lượng gấp 8,8 lần và có bán kính gấp 4.8 mặt trời. Độ sáng tuyệt đối của sao gấp 4000 lần mặt trời. Ngôi sao quay xoanh trục khá nhanh, vận tốc xoay ngoài biên là 114 km/s. α Muscae thuộc nhóm sao biến thiên Beta Cephei. Nhóm sao này rung động trên bề mặt của nó nên cường độ sáng thay đổi liên tục.

β Muscae (Beta Muscae)

β Muscae là một hệ sao đôi, bao gồm hai ngôi sao cách nhau 1.206”. Gộp lại nhau, hai sao có cường độ sáng biểu kiến 3.05 và cách trái đất khoảng 340 năm ánh sáng. Hệ sao này có chu kỳ quỹ đạo 194 năm.

Cả hai sao đều là sao xanh-trắng lùn nằm ở dãy chính. Lớp phổ của hai sao là B2 V và B3V. β Muscae-A có độ sáng biểu kiến 3.51 còn β Muscae-B có độ sáng 4.01. Cả hai ngôi sao đều tương đồng về kích thước, hình dáng và màu sắc. Ngôi sao lớn nặng gấp 7.35 mặt trời và ngôi sao đồng hành nặng gấp 6.40 lần mặt trời.

β Muscae là thành viên của tập hợp sao Scorpius – Centaurus với cùng độ tuổi, quỹ đạo và vị trí bởi vì tập hợp sao này được hình thành ở chung một tinh vân. Nhóm sao này còn được gọi là nhóm sao đua bởi vì tốc độ của chúng trong không gian vượt xa những ngôi sao lân cận.

δ Muscae (Delta Muscae) – HD 112985

δ Muscae là một hệ sao đôi quang phổ có cường độ sáng biểu kiến 3.61. Ở khoảng cách 91 năm ánh sáng, đó là ngôi sao gần nhất Trái Đất trong chòm Musca. Dựa vào những thông tin của ca-ta-lô sao lân cận Gliese, chỉ có khoảng 3800 ngôi sao gần với Trái Đất hơn δ Muscae.

Ngôi sao chính trong hệ là sao khổng lồ cam với phân loại sao K2III. Tuy nhiên, ngôi sao đồng hành của nó chưa được phân loại.

λ Muscae (Lambda Muscae) – HD 102249 (HIP 57363)

λ Muscae là hệ sao đối ngẫu thuộc lớp sao A7III. Đó là một sao khổng lồ trắng, nóng hơn rất nhiều so với Mặt Trời. Đó là ngôi sao xa nhất về phía bên phải của chòm và đánh dấu đuôi của con ruồi, là hình ảnh của chòm.

λ Muscae có độ sáng biểu kiến 3,68 và là ngôi sao sáng thứ tư trong chòm. Khoảng cách tới Trái Đất là 128 năm ánh sáng.

γ Muscae (Gamma Muscae)

γ Muscae là một nguôi sao lùn xanh – trắng nằm trên dãy chính. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến 3,84 và có thể nhìn thấy mà không cần dùng tới ống nhòm. Ngôi sao có phân loại B5V và cách Trái Đất khoảng 325 năm ánh sáng. γ Muscae có cường độ sáng tuyệt đối gấp 790 lần Mặt Trời.

ε Muscae (Epsilon Muscae)

ε Muscae là một ngôi sao khổng lồ đỏ thuộc lớp sao M5III. Ngôi sao có cường độ sáng biểu kiến 4.11 và cách chúng ta khoảng 302 năm anh sáng.

μ Muscae (Mu Muscae)

μ Muscae là ngôi sao khổng lồ màu cam thuộc lớp sao K4III. Ngôi sao có cường độ sáng biểu kiến 4.75 và cách chúng ta khoảng 432 năm ánh sáng.

HD 115211

HD 115211 là ngôi sao khổng lồ màu cam thuộc lớp sao K2Ib-II. Ngôi sao có cường độ sáng biểu kiến 4.87 và cách trái đất khoảng 1.185 năm ánh sáng.

HD 103079

HD 103079 là một hệ sao đôi thuộc lớp sao B4V, tương ứng với quang phổ của sao lùn xanh – trắng dãy chính. Hệ có độ sáng biểu kiến 4.93 và cách Trái Đất khoảng 338 năm ánh sáng.

HD 102839

HD 102839 có cường độ sáng biểu kiến 4.98 và cường độ sáng tuyệt đối -3.27. Đó là một ngôi sao vàng siêu khổng lồ thuộc lớp sao G5Ib. Ngôi sao này cách hệ Mặt Trời khoảng 1,455 năm ánh sáng.

λ Chamaeleontis (Lambda Chamaeleontis)

λ Chamaeleontis, còn tên ký hiệu là HD 104340 hoặc HR 4617, là ngôi sao cam khổng lồ thuộc lớp sao K2III. Ngôi sao có độ sáng biểu kiến 5.18 và cách Trái Đất chúng ta khoảng 437.3 năm ánh sáng. λ Chamaeleontis có khối lượng gấp đôi Mặt Trời.

Lacaille đã xác định λ Chamaeleontis trong tư liệu Coelum Australe Stelliferum của mình. Nhưng khi biên giới chòm sao được tái xác định vào năm 1930, ngoi sao được đặt vào chòm Musca thay vì chòm Chamaeleon. Điều đó giải thích tên gọi không liên quan lắm của ngôi sao này.

HD 111232

HD 111232 là một sao lùn vàng dãy chính thuộc lớp sao G8V. Ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 7.61 và cách hệ Mặt Trời chúng ta 95 năm ánh sáng. Ngôi sao có khối lượng tầm 78% Mặt Trời.

Một hành tinh với khối lượng 6.80 lần sao Mộc đang xoay quanh HD 111232 với chu kỳ 1,143 ngày.

Nova Muscae 1991 (GU Muscae, GRS 1124-683)

Nova Muscae 1991 là một hệ sao đôi tiềm tàng khả năng ẩn dấu một hố đen vũ trụ. Đây là một trong số ít những hệ hố đen có phân loại X-ray Novae. Thỉnh thoảng ở đây bùng phát một luồng tia X cùng với ánh sáng và các dạng năng lượng khác. Hai ngôi sao quay quanh nhau với chu kỳ 10.4 giờ và cách xa nhau 3.2 triệu km.

Trong hệ sao này, hố đen kéo khí từ bề mặt ngôi sao đôi tạo thành một đĩa bồi tụ xung quanh nó. Với trường hợp tia X-ray nova, luồng khí này khá mỏng và di chuyển chậm, đĩa bồi tụ kia vẫn tương đối lạnh lẽo. Một phần chất khí cũng lọt vào hố đen.

Hố đen trong Nova Muscae 1991 có khối lượng gấp 7 lần khối lượng Mặt Trời, trong đó sao đồng hành chiếm 3/4 khối lượng Mặt Trời và độ sáng bằng 1/3. Vỏ ngoài của ngôi sao này có thể đã bị vỡ vụn sau vụ nổ siêu tân tinh trong quá trình hình thành hố đen.

VẬT THỂ SÂU TRONG CHÒM MUSCA

Tinh vân hành tinh Xoắn – NGC 5189 (Gum 47, IC 4274)

Tháng 7 năm 1826, James Dunlop, một nhà thiên văn học người Scotland đã phát hiện ra tinh vân NGC 5189 – một tinh vân hành tinh trong Musca, với cấp sao biểu kiến là 8.2 và cách xa khoảng 3000 năm ánh sáng.

spiral planetary nebula,ngc 5189
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA kỷ niệm mùa lễ với một hình ảnh ấn tượng của tinh vân hành tinh NGC 5189. Cấu trúc phức tạp của vật chất phun ra trông giống như một dải ruy băng khổng lồ rực rỡ trong không gian. Ảnh: NASA, ESA và Nhóm di sản Hubble (STCcl/AURA)

Khi nhìn vào kính thiên văn, tinh vân này có hình thù hình chữ S. Hình dạng này đặc biệt giống với một thiên hà xoắn ốc nên tinh vân này cũng có tên là tinh vân hành tinh xoắn ốc.

NGC 4372

NGC 4372 là cụm sao cầu ở Musca có độ sáng biểu kiến 7.8 và cách Trái Đất chúng ta khoảng 18,900 năm ánh sáng.

Tinh Vân Đồng Hồ Cát

Tinh vân Đồng Hồ Cát Khắc (Engraved Hourglass Nebula) có tên khá tương đồng nhưng là một tinh vân hành tinh khác ở chòm sao Musca. Tinh vân này có độ sáng biểu kiến 13.0 và cách chúng ta khoảng 8,000 năm ánh sáng.

planetary nebula,engraved hourglass nebula
Tinh vân Đồng Hồ Cát (MyCn18) là một tinh vân hành tinh trẻ cách Trái Đất 8,000 năm ánh sáng. Hình ảnh màu giả này được chụp bởi góc rộng và Camera hành tinh thế hệ 2 bởi trạm quan sát vũ trụ Hubble, NASA. Ảnh: NASA, R.Sahai, J.Trauger (JPL), và nhóm khoa học WFPC2.

Tinh vân này được phát hiện lần đầu tiên bởi Annie Jump Cannon và Margaret W. Mayall vào đầu thế kỷ 20. Lúc đó, họ đang phải phân loại và liệt kê trên ca-ta-lô mở rộng của Henry Draper.

Tinh vân Đồng Hồ Cát dễ nhầm lẫn với một tinh vân cùng tên ít biết đến hơn, nằm ngay trong lòng của tinh vân Lagoon (M8) ở chòm Nhân Mã.

NGC 4833

NGC 4833 là một cụm sao cầu ở chòm Musca có độ sáng biểu kiến 7.79 và cách chúng ta khoảng 21,200 năm ánh sáng.

globular cluster
NGC 4833, ảnh: NASA Hubble Space Telescope

Cụm sao được phát hiện lần đầu tiên bởi Nicholas Louise de Lacaille vào năm 1751-1752. Bụi của mặt phẳng thiên hà che khuất tầm nhìn tới cụm sao này.

Cụm sao có bán kính 42 năm ánh sáng.

Tinh vân Dark Doodad

Tinh vân Dark Doodad nằm ở vị trí sát cạnh cụm sao cầu NGC 4372, và ở ngay phía nam của tinh ân Coalsack trong chòm Thập Tự Nam (Southern Cross).

dark nebula
Tinh vân Dark Doodad, hình ảnh: Naskies tại wikipedia.org

Dark Doodad là một tinh vân tối, là một phần của đám mây nguyên tử Musca. Nó kéo dài 3 độ trên bầu trời và thậm chí có thể quan sát được bằng ống nhòm tối tân.

Tinh vân Dark Doodad được đặt tên bởi nhà văn người Mỹ Dennis di Cicco, một nhà thiên văn học nghiệp dư và nhà nhiếp ảnh thiên văn vào năm 1986. Ông đã quan sát tinh vân này từ miền trung nước Úc.

Tinh vân này kéo dài tới 30 năm ánh sáng và nằm cách Trái Đất tầm 700 năm ánh sáng.

Dịch bởi: Khánh Toàn, Bridget

Content Protection by DMCA.com