cực bắc sao mộc - thienvandanang

Bức ảnh được chụp khi con tàu Juno của NASA tiến sát đến cực Bắc của Sao Mộc, khoảng 2h trước thời điểm tiếp cận gần nhất bề mặt Sao Mộc

Tàu vũ trụ Juno vừa mới gửi về những hình ảnh đầu tiên của cực Bắc Sao Mộc từ trước đến nay, trong lần đầu tiên nó tiếp cận hành tinh này. Những hình ảnh được chụp lại cho thấy sự vận động thời tiết và hệ thống các cơn bão ở đây không hề giống những gì được nhìn thấy trước đây trên các hành tinh khí lớn trong hệ mặt trời.

Ngày 27/8, lần đầu tiên, Juno thực hiện thành công chuyến bay 36 vòng quỹ đạo quanh Sao Mộc, bên trên những đám mây xoắn ốc của nó. Việc tải về 6 MB dữ liệu được thu thập trong 6 giờ bay từ cực Bắc đến cực Nam tốn đến 1,5 ngày mới hoàn thành. Trong khi phân tích những dữ liệu đang được thu thập, một vài khám phá độc đáo đã được phát hiện.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta quan sát cực Bắc của Sao Mộc, và nó không giống như những gì chúng ta nhìn thấy hay tưởng tượng trước đây.” – Scott Bolton, nghiên cứu viên chính của Juno từ Viện Nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio cho biết. “Nó có màu xanh hơn những phần khác trên bề mặt và hiện có rất nhiều cơn bão ở đó. Không có dấu vết của những khu vực hay đường vĩ độ và những vành đai mà chúng ta thường thấy nên rất khó để nhận ra hình ảnh này là Sao Mộc. Chúng tôi đang thấy những dấu hiệu cho thấy những đám mây có phần bóng, chứng tỏ chúng có thể ở độ cao cao hơn so với những vùng khác”.

cực bắc sao mộc 2 - thienvandanang

Bức ảnh được chụp từ Juno ở khoảng cách khoảng 78,000 km bên trên những đám mây ở địa cực, có thể thấy những cơn bão và thời tiết ở đây không giống bất cứ nơi đâu trong hệ mặt trời.

Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất từ những bức ảnh lần đầu được chụp từ cực Bắc và cực Nam của Sao Mộc là có một thứ gì đó mà camera của JunoCam đã không thể thấy.

“Sao Thổ có một hình lục giáp ở cực Bắc,” Bolton nói. “Không có thứ gì trên Sao Mộc mà mọi vùng gần đó trông giống với nó. Hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta quả rất độc đáo. Chúng tôi còn hơn 36 lần bay nữa để chỉ nghiên cứu nó thực sự độc đáo như thế nào.”
Bên cạnh thiết bị chụp ảnh trong chuyến bay – JunoCam, còn có 8 thiết bị khoa học khác luôn đầy năng lượng và sẵn sàng thu thập dữ liệu. Jovian Infrared Auroral Meter (JIRAM – nôm na là máy ghi quang phổ hồng ngoại cực quang Jovian), một thiết bị từ Cơ quan Vũ trụ Ý, đã ghi được một số hình ảnh đáng chú ý của sao Mộc ở vùng cực Bắc và Nam dưới dạng bước sóng hồng ngoại.

hồng ngoại nam cực quang sao mộc - thienvandanang

Bức ảnh hồng ngoại từ Juno này đã cho ta một cái nhìn chưa từng thấy về nam cực quang của Sao Mộc. Những góc chụp này sẽ không thể nào có thể có được từ Trái Đất

“JIRAM đang cung cấp cho chúng ta những bức hình hồng ngoại cận cảnh đầu tiên bên dưới bề mặt Sao Mộc”, Alberto Adriani, nghiên viên của JIRAM từ Istituto di Astrofisica e Planetologia Spaziali, Rome nói. “Những bức ảnh hồng ngoại đầu tiên của Cực Bắc/Nam Sao Mộc để lộ những đốm nóng ấm chưa từng thấy trước đây. Và khi chúng tôi biết chúng có thể là những hình ảnh cực quang đầu tiên của cực Nam hành tinh, chúng tôi đã rất ngạc nhiên. Không có những công cụ khác, từ Trái đất hay vũ trụ, chúng ta vẫn có thể thấy cực quang phía Nam. Giờ đây, với JIRAM chúng ta có thể thấy nó hiện lên vô cùng sáng và rõ nét. Những bức ảnh với độ chi tiết cao sẽ cho chúng ta biết nhiều hơn về hình thái và động học của cực quang.”

Trong số những dữ liệu độc đáo được thu thâp bởi tàu vũ trụ Juno trong lần đầu tiên quét qua Sao Mộc, có những dữ liệu thu được từ nhiệm vụ thử nghiệm sóng vô tuyến/plasma, trong đó ghi lại những âm thanh “ma quái” được truyền ra từ phía bên trên hành tinh. Những bức xạ vô tuyến từ Sao Mộc này đã được biết đến từ những năm 1950 nhưng chưa bao giờ được phân tích từ một khoảng cách thuận lợi đến như vậy.

“Sao Mộc đang “nói” với chúng ta theo cách mà chỉ những hành tinh khí khổng lồ có thể.” Bill Kurth – nghiên cứu viên thiết bị sóng ở Đại học lowa cho biết. “Sóng sẽ phát hiện những tín hiệu phát ra từ các hạt năng lượng tạo nên những cực quang khổng lồ bao lấy cực Bắc của Sao Mộc. Những bức xạ này là mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời. Giờ đây chúng ta sẽ cố gắng tìm ra các điện tử (electron) tạo ra chúng đến từ đâu.”

“Tàu vũ trụ Juno rời khỏi bệ phóng ở Cape Canaveral, Florida vào ngày 5/8/2011 và đến Sao Mộc vào ngày 4/7/2016. JPL (phòng thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA) quản lý các nhiệm vụ Juno cho nghiên cứu viên chính, Scott Bolton, từ Viện nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio. Juno là một phần trong chương trình New Frontiers (Những biên giới mới) của NASA, được quản lý tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Marshall của NASA ở Huntsville, Alabama. Tập đoàn hàng không vũ trụ Lockheed Martin, Denver, đã chế tạo con tàu vũ trụ. Caltech (Viện công nghệ California), Pasadena, California, quản lý chương trình JPL của NASA.”

Vương Lê

Nguồn: NASA.gov

Content Protection by DMCA.com