“Tên lửa Atlas V 541” vừa rời khỏi mặt đất từ Khu tổ hợp Trạm phóng không gian 41 (Space Launch Complex 41), Trạm không quân Cape Canaveral tại Florida vào hôm qua – ngày 30/07/2020 lúc 7:50 EDT (18:50 theo giờ Việt Nam). Tên lửa mang theo xe tự hành Sao Hỏa Perseverance và trực thăng Ingenuity của NASA. Xe tự hành Perseverance trong sứ mạng The Mars 2020 là một phần trong chương trình khám phá Sao Hỏa của NASA.

Xem thêm Album ảnh của sự kiện phóng

The Mars 2020

Sứ mạng The Mars 2020 (Sao Hỏa 2020) cùng với xe tự hành Perseverance (Kiên trì) là một phần trong Chương trình Khám phá Sao Hỏa của NASA. Đó một nỗ lực dài hạn nhằm khám phá Hành Tinh Đỏ bằng robot. Sứ mạng The Mars 2020 hướng đến những mục tiêu khoa học quan trọng trong việc khám phá Sao Hỏa. Chúng bao gồm những vấn đề Sinh vật học vũ trụ then chốt về khả năng có sự sống trên Sao Hỏa.

Perseverance

Sứ mạng đưa ra bước tiếp theo không chỉ dựa trên việc tìm kiếm những dấu hiệu của điều kiện có thể sống được trên Sao Hỏa trong quá khứ xa xưa. Ngoài ra nó còn tìm kiếm những dấu hiệu đã trải qua của sự sống vi sinh vật. Xe tự hành Perseverance đưa vào một mũi khoan có thể thu thập các lõi mẫu vật của phần lớn các loại đất đá có tiềm năng. Sau đó nó đặt chúng vào một “nơi dự trữ” trên bề mặt Sao Hỏa. Một sứ mạng trong tương lai có thể có khả năng đưa những mẫu vật này trở lại Trái Đất. Điều đó sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các mẫu vật trong các phòng thí nghiệm, nơi có những thiết bị đặc biệt như cỡ căn phòng – thứ quá lớn để mang lên Sao Hỏa.

Ingenuity

Gắn chặt vào chiếc xe tự hành là một Trực thăng sao Hỏa thử nghiệm công nghệ – Ingenuity. Đó là công nghệ đã được ví như “khoảnh khắc anh em nhà Wright” qua việc thử nghiệm chuyến bay đầu tiên trên Hành Tinh Đỏ.

Anh em nhà Wright – những người đầu tiên thử nghiệm thành công cho máy bay bay được,

Sứ mạng

The Mars 2020 còn tạo ra những cơ hội để thu thập kiến thức và thử nghiệm những công nghệ. Thứ sẽ giải quyết các thách thức trong các cuộc thám hiểm Sao Hỏa của con người trong tương lai. Chúng bao gồm:
– Thử nghiệm những phương pháp mới để sản xuất khí oxy từ khí quyển Sao Hỏa
– Nhận diện những tài nguyên khác (như nước dưới bề mặt)
– Cải thiện kỹ thuật đáp
– Biểu thị đặc tính thời tiết, bụi, và các điều kiện môi trường. Những điều có khả năng ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống của các phi hành gia.

The Mars 2020 được lên lịch phóng vào tháng 7/2020. Khi đó Trái Đất và Sao Hỏa đang trong vị trí tương đối tốt để đáp lên Sao Hỏa. Thời điểm này tốn ít năng lượng hơn để di chuyển đến sao Hỏa, so với những vị trí khác trong quỹ đạo. Để giữ cho chi phí và rủi ro của sứ mạng thấp nhất có thể, The Mars 2020 được thiết kế dựa trên mô hình sứ mạng Mars Science Laboratory của NASA đã từng thành công. Trong đó gồm xe tự hành Curiosity và hệ thống đáp đã được công nhận.

Xe tự hành Perseverance – The Mars 2020

Nghiên cứu Khả năng Sống của Sao Hỏa. Tìm kiếm các Dấu hiệu của Sự sống Vi sinh vật trong Quá khứ. Thu thập và Lưu trữ các Mẫu vật, và Chuẩn bị cho các Sứ mạng Con người Tương lai.

Xe tự hành Perseverance – The Mars 2020
Xe tự hành Perseverance – The Mars 2020

Xe tự hành Perseverance có bốn mục tiêu khoa học hỗ trợ mục đích Chương trình Khám phá Sao Hỏa:

Tìm kiếm Khả năng Sống:

Xác định các môi trường trong quá khứ có khả năng hỗ trợ sự sống vi sinh.

Tìm kiếm Dấu hiệu sự sống:

Tìm kiếm dấu hiệu sự sống trong quá khứ cả vi khuẩn trong những môi trường có thể sống. Nhất là trong các loại đá đặc biệt có thể bảo tồn dấu hiệu của sự sống qua thời gian.

Lưu trữ mẫu vật:

Thu thập các mẫu đá và “đất” và lưu trữ chúng trên bề mặt Sao Hỏa.

Chuẩn bị cho con người:

Thử nghiệm sản xuất khí oxy từ khí quyển Sao Hỏa.

Đó là các vấn đề sinh học quan trọng liên quan đến tiềm năng sống của Sao Hỏa. Ba mục tiêu đầu xem xét khả năng của sự sống vi sinh trong quá khứ. Ngay cả khi Perseverance không phát hiện ra bất cứ dấu hiệu nào của sự sống quá khứ, nó vẫn sẽ mở đường cho cuộc sống con người trên Sao Hỏa một ngày nào đó.

Công nghệ Mars 2020:  Kế thừa và Đổi mới

Công nghệ Xâm nhập, Hạ thấp và Đáp.

Sứ mạng sử dụng các cải tiến công nghệ đã được thử nghiệm thành công. Đặc biệt cho việc Xâm nhập, hạ thấp và đáp (EDL: entry, descent, landing). The Mars 2020 có thiết kế giống như xe tự hành Curiosity của NASA (Sứ mạng Mars Science Laboratory). Nó sử dụng một hệ thống xâm nhập, hạ thấp và đáp có hướng dẫn.

Hệ thống đáp trên sứ mạng The Mars 2020, cũng như Curiosity, gồm một chiếc dù, phương tiện hạ thấp, và một thiết bị tiếp cận được gọi là “cần cẩu cơ động trên bầu trời”. Nó dùng để hạ thấp chiếc xe tự hành bằng một dây buộc tới mặt đất trước khi đáp đất.

Loại hệ thống đáp này cung cấp khả năng để hạ cánh một chiếc xe tự hành vô cùng lớn và nặng trên bề mặt Sao Hỏa trong khu vực đáp chính xác hơn so với khả năng của Curiosity. The Mars 2020 đưa mọi thứ xa thêm một bước tiến. Nó bổ sung các công nghệ EDL mới, chẳng hạn như Điều hướng địa hình tương đối (Terrain-Relative Navigation – TRN). Hệ thống định vị tinh vi này cho phép người lái phát hiện và tránh địa hình nguy hiểm bằng cách chuyển hướng xung quanh nó trong quá trình đi xuống bầu khí quyển Sao Hỏa.

Một micro cho phép các kỹ sư phân tích quá trình xâm nhập, hạ thấp và đáp. Nó cũng ghi lại những âm thanh của xe tự hành trong quá trình làm việc. Thứ này cung cấp cho các kỹ sư gợi ý về tình trạng và hoạt động của xe tự hành.

Công nghệ Vận hành trên Bề mặt

Xe tự hành Perseverance được thiết kế để giảm thiểu chi phí và rủi ro. Vì thiết kế trước đó của xe tự hành Curiosity chưa được tối ưu cho những điều này. Hệ thống di động tầm xa cho phép nó di chuyển trên bề mặt Sao Hỏa 5 đến 20 km. Những cải tiến trên Perseverance bao gồm một thiết kế bánh xe mới tải trọng cao hơn.

Lần đầu tiên, chiếc xe tự hành mang một mũi khoan để lấy mẫu từ lõi của đất đá trên Sao Hỏa. Nó thu thập và lưu trữ các lõi trong các ống trên bề mặt Sao Hỏa, sử dụng “kho lưu trữ”. Việc lưu trữ thể hiện một khả năng mới của xe tự hành đó là thu thập, lưu trữ và bảo quản mẫu vật. Điều này có khả năng mở đường cho những sứ mạng trong tương lai để lấy về các mẫu vật và đưa chúng trở lại Trái Đất nhằm phân tích chuyên sâu trong phòng thí nghiệm.

Mở đường cho cuộc sống mới trên Sao Hỏa

Perseverance sẽ thử nghiệm một công nghệ nhằm tách khí oxy từ khí quyển Sao Hỏa, mà trong đó 96% là carbon dioxide. Thử nghiệm này sẽ giúp các nhà hoạch định kiểm tra những cách sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trên Sao Hỏa để hỗ trợ các nhà thám hiểm và cải thiện các thiết kế hỗ trợ sự sống, vận tải, và những hệ thống quan trọng khác cho việc sống và làm việc trên Sao Hỏa. Chiếc xe tự hành cũng theo dõi thời tiết và bụi trong bầu khí quyển Sao Hỏa. Những nghiên cứu như vậy rất quan trọng để hiểu những thay đổi hằng ngày và theo mùa trên Sao Hỏa, và sẽ giúp các nhà thám hiểm tương lai dự đoán tốt hơn thời tiết của Sao Hỏa.

The Mars 2020 dự kiến sẽ đáp xuống Sao hỏa vào ngày 18/02/2021 tại miệng núi lửa Jezero. Tiếp đó nó sẽ thực hiện sứ mạng của mình trong vòng ít nhất 1 năm Sao Hỏa (khoảng 687 ngày trên Trái Đất). Các bạn có thể theo dõi trang Fanpage hoặc website của NASA để biết thêm chi tiết.

Theo NASA

Content Protection by DMCA.com