Tối thứ tư, ngày 20 tháng 03 vừa rồi, CLB Thiên văn học Đà Nẵng – DAC đã tổ chức hoạt động ngoại khóa tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Đây chính là hoạt động bổ ích giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về thiên văn học, trao dồi kiến thức về thiên văn vũ trụ, tạo cơ hội để tiếp cận và sử dụng nhiều loại kính thiên văn khác nhau.

Hoạt động ngoại khóa thu hút gần 200 bạn học sinh.

MC Duyên đã mở đầu chương trình ngoại khóa bằng một món quà vô cùng ý nghĩa dành tặng cho khoa Vật lí trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

MC Duyên mở đầu chương trình.
Thầy giáo khoa Vật lí gửi lời cảm ơn sự có mặt của các thầy cô và CLB Thiên văn học Đà Nẵng.

Tiếp theo, bạn Ngọc Trâm đã giới thiệu CLB và các hoạt động tiêu biểu của CLB như: quan sát nhật thực, nguyệt thực, mưa sao băng, tham gia cuộc thi chế tạo vệ tinh Cansat, hướng dẫn quan sát bầu trời tại Bà Nà,…

Bạn Ngọc Trâm giới thiệu về CLB và các hoạt động tiêu biểu. Bức tranh bên phải là món quà DAC dành tặng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.
“Mỗi con người chúng ta đều là những vì sao”

Vị “giáo sư” đa tài: Đàm Quang Tiến đã mang đến những kiến thức vô cùng bổ ích về quá trình tiến hoá sao: “Tiến hóa sao nói đơn giản là toàn bộ quá trình biến đổi của sao từ khi tạo thành cho đến khi chết đi. Sao được tạo thành từ các đám mây khí và bụi lớn gọi là tinh vân tiền sao”.

Bạn Đàm Quang Tiến và phần giới thiệu về tiến hóa sao.
Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe các kiến thức Thiên văn bổ ích.

Đến với hoạt động ngoại khóa lần này, CLB Thiên văn học Đà Nẵng đã mang đến trường THPT chuyên Lê Quý Đôn những chiếc kính thiên văn, là những người bạn thân thiết của những thành viên DAC trong hoạt động quan sát bầu trời,… Anh Thái Văn Lợi lên giới thiệu với các bạn về kính thiên văn.

Kính thiên văn là dụng cụ cực kỳ hữu ích khi quan sát bầu trời.
Giới thiệu kính thiên văn

Đó chính là phần kiến thức hấp dẫn nhất vì các bạn học sinh bên dưới hội trường sẽ trả lời chuỗi câu hỏi “hóc búa” từ BTC và nhận được những phần quà giá trị kèm theo logo CLB. Vậy nên, các bạn học sinh tương tác rất sôi nổi và hào hứng.

Các bạn học sinh rất nhanh nhạy trong việc đưa ra câu trả lời.

Chưa dừng lại ở đó, phần 2 của chương trình chính là những hoạt động trải nghiệm thực tế:

Quan sát bầu trời quan các loại Kính thiên văn khác nhau bên ngoài sân trường.
Mô hình Hệ Mặt Trời được mô phỏng qua những “nhà thiết kế” đến từ DAC.

Phần giới thiệu về các hành tinh của anh Phan Lê Hữu Lợi khiến các bạn học sinh không khỏi tò mò, thích thú khi mô hình hệ Mặt Trời được tái hiện một cách trực quan và sinh động. Bật mí là có thể dùng tay sờ và cảm nhận thử được luôn nhé!

Bạn Hữu Lợi và phần giới thiệu về các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Mặt Trăng nhìn qua kính thiên văn và chiếu lên màn hình máy chiếu.

Tiếp nối chương trình chính là phần giới thiệu các chòm sao của anh Thái Văn Lợi.

Anh Lợi đang hướng dẫn các bạn quan sát các chòm sao thông qua phần mềm Stellarium.

Các bạn học sinh không khỏi ngạc nhiên khi được tận mắt nhìn thấy Mặt Trăng qua kính thiên văn và hình dạng các chòm sao được mô phỏng sắc nét qua màn hình máy chiếu. Nhiều thắc mắc đến từ các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn cũng được giải đáp nhanh chóng.

Các bạn học sinh chăm chú lắng nghe.

Gần cuối chương trình không khí vẫn đang rất sôi nổi.

Các thành viên tổng hợp lại những form đăng kí làm thành viên CLB Thiên văn học Đà Nẵng.
Kết thúc hoạt động ngoại khóa cũng là lúc các vì sao đã khuất lặng sau đám mây và đồng hồ điểm 21h.

Những cung bậc cảm xúc: hào hứng, vui vẻ và thích thú của các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn cùng các thành viên DAC vẫn còn đọng lại nơi đây. Và CLB mong rằng những cảm xúc ấy vẫn sẽ tiếp tục duy trì lại, nhưng vào một dịp khác và hứa hẹn những hoạt động đầy hấp dẫn.

Các bạn chụp ảnh lưu niệm.

Hơn hết, CLB Thiên văn học Đà Nẵng rất mong muốn được chia sẻ những kiến thức đến các trường trong thành phố, hi vọng rằng sắp tới đây sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để cùng các bạn học sinh tại các trường khác nhau tại Đà Nẵng tìm hiểu về thiên văn học, tổ chức những buổi ngoại khóa càng vui và thú vị hơn nữa.

Ngọc Trâm – DAC.