Pan và Atlas

Đa số các vệ tinh hoặc tròn và nhẵn, hoặc là mảnh đá trời lổn nhổn. Mặt khác, vệ tinh Pan và Atlas của Thổ tinh, lại xuất hiện thẳng từ một bộ phim khoa học viễn tưởng thuộc thập niên 1950. Với một chỗ u lên ở giữa đưa phần bên trong thành dáng hình đĩa, chúng trông như những chiếc đĩa bay trong trí tưởng tượng của bạn. Atlas, vệ tinh nhẵn hơn trong hai vật thể, có đường kính chỉ 18 km từ cực này đến cực kia, nhưng tính theo vành lưng của nó thì gần 40 km.


Chúng chắc chắn không phải do người ngoài hành tinh tạo ra, nhưng vì sao chúng lại trông có hình dáng như thế này? (Ảnh: NASA / JPL / SSI)

Hình dạng kì lạ của chúng là cái gì đó bí ẩn. Trong khi chuyển động quay nhanh của hai vệ tinh sẽ đủ để ép chúng vào một quỹ đạo ôvan trơn, thì người ta không thể giải thích nổi cái vành bao xung quanh chỗ hình dạng đĩa bay ở giữa.

Manh mối có thể nằm ở quỹ đạo của hai vệ tinh, chúng nằm rất gần với các vành của sao Thổ. Có lẽ vật chất băng giá từ những cái vành ấy đã rơi vào chúng, đọng lại gần đường xích đạo để hình thành nên cái u. Giả thuyết đó phù hợp với những quan sát cho thấy chỗ u rất nhẵn so với những vùng cực lởm chởm, gợi ý rằng chúng cấu thành từ những hạt mịn tương tự như những hạt tìm thấy trong các vành sao Thổ.

Tuy nhiên, lí thuyết này còn lâu mới được chứng minh, và những quan sát mới có lẽ cuối cùng sẽ giải thích được những cái đĩa bay của sao Thổ. Dẫu vậy, chúng ta có thể bác bỏ đó là công nghệ của người ngoài hành tinh.

Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9

Còn tiếp…
Thư viện Vật lý (Theo New Scientist)