Với chiếc kính phản xạ tự chế từ những thiết bị bỏ đi trong trang trại gia đình, Tombaugh tiến hành quan sát Sao Hỏa và Sao Mộc. Những kết quả quan sát thiên văn giúp ông tìm được công việc ở đài thiên văn Lowell, vận hành một chiếc kính thiên văn 13 inch có khả năng chụp ảnh. Nhiệm vụ của ông là chụp và so sánh các bức ảnh thiên văn nhằm tìm ra «Hành tinh X» dựa trên những tính toán, dự đoán của Percival Lowell. 16h ngày 18/02/1930, Tombaugh đã phát hiện ra sự dịch chuyển của một điểm sáng cấp 17 trong vùng trời cạnh sao Delta Geminorum. Đó chính là hành tinh nằm ngoài Sao Hải Vương mà nhiều nhà toán học, thiên văn học đang tìm kiếm. Hành tinh đó được đặt tên là Pluto (Sao Diêm Vương). [2]


Ảnh: Clyde William Tombaugh (4/2/1906 – 17/1/1997) [1].

Tombaugh tiếp tục tiến hành các quan sát thiên văn trong khoảng 15 năm nữa, ông đã tìm ra nhiều tiểu hành tinh, sao chổi và các nhóm sao. Sau đó, ông giành thời gian chủ yếu tham gia vào một số chương trình không gian và công tác giảng dạy.[2]

Ngày 19/01/2006, tàu New Horizons của NASA đã lên đường với nhiệm vụ chủ yếu là thám hiểm Sao Diêm Vương. Trên New Horizons có mang theo một chút tro của Clyde Tombaugh. [3]


Ảnh: Tàu thăm dò New Horizons

Ngày 04/02/1961: Liên Xô phóng tàu thăm dò Sputnik-7

Sputnik-7 là tàu vũ trụ đầu tiên của Liên Xô hướng về Sao Kim. Quá trình phóng bao gồm 2 giai đoạn cơ bản:

+ Đưa thiết bị thám hiểm Sao Kim (Venera probe) cùng với một hệ thống phóng (Earth orbiting launch platform) lên quỹ đạo xung quanh Trái Đất.

+ Hệ thống phóng khởi động, đưa thiết bị thám hiểm bay tới Sao Kim.

Sputnik-7 được đưa thành công lên quỹ đạo xung quanh Trái Đất, tuy nhiên, trong giai đoạn 2, động cơ chính của hệ thống phóng chỉ hoạt động được 0.8 giây do có lỗ thủng trong hệ thống bơm nhiên liệu. Thiết bị thám hiểm Sao Kim cùng với hệ thống phóng sau đó đâm xuống Siberi.


Ảnh: Venera probe của tàu Sputnik-8 (Venera probe của Sputnik-7 có cấu tạo tương tự)

Hero_Zeratul
ttvnol.com