Mặc dù đã qua đỉnh điểm nhưng chúng ta vẫn có thể thấy các vệt sao băng trong trận Perseid hôm nay. Vậy các bạn có biết làm sao có sao băng và nó vì sao lại phát sáng như vậy?
Thực chất, sao băng là bụi, rác thải vũ trụ hay các mảnh vỡ của sao chổi hay tiểu hành tinh khi nó di chuyển trong không gian. Những mảnh vỡ này có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với sao chổi, khi chúng tiếp cận bầu khí quyển của chúng ta sẽ bị đốt cháy và bốc hơi.
Mỗi vệt sao băng lại có độ dài khác nhau, có vệt có đuôi có vệt lại không, vì sao lại như vậy?
Sở dĩ như vậy là bởi vì độ cao để đốt cháy và làm bốc hơi một ngôi sao băng là khác nhau. Ví dụ như sao băng Perseid sẽ cháy khi đi vào bầu khí quyển Trái Đất khoảng 100km (khoảng 60 dặm), còn các vệt sao băng Draconid lại là 70km (khoảng 40 dặm). Đúng vậy, tốc độ di chuyển của vệt sao băng phụ thuộc vào độ cao cháy của sao băng.
Dưới đây là tốc độ của các vệt sao băng trong năm:
Leonids: 44 dặm (71 km) mỗi giây
Perseids: 38 dặm (61 km) mỗi giây
Mưa sao băng Orionids: 42 dặm (67 km) mỗi giây
mưa sao băng Lyrids: 30 dặm (48 km) mỗi giây
Geminids: 22 dặm (35 km) mỗi giây
Fall Taurids: 19 dặm (30 km) mỗi giây
Delta Leonids: 14 dặm (23 km) mỗi giây
Draconids: 14 dặm (23 km) mỗi giây
Còn chiều dài của vệt sao băng lại phụ thuộc vào gốc mà sao băng đi vào bầu khí quyển Trái Đất, góc càng nhọn thì chiều dài càng lớn, ngoài ra độ dài của vệt sao băng còn có thể phụ thuộc vào kích thước, thành phần và mật độ của những mảnh vỡ thiên thạch này.
Tóm lại: Sao băng sẽ phát sáng ngay sau khi đi vào bầu khí quyển Trái Đất và bốc hơi ở nhiều độ cao khác nhau.
Vương Anh DAC theo Earthsky