Thế giới vừa trải qua ít phút “thiếu” mặt trời sau hiện tượng nhật thực nghìn năm có một. Hãy cùng chiêm ngưỡng “vành khuyên” này tại một số nơi trên thế giới.


Nhật thực tại Kenya (Ảnh: AP)


Nhật thực tại Kenya (Ảnh: AP)
Mặt trời đang bị mặt trăng ăn mất tại Nairobi, Kenya, thứ 6, 15/1/2010. Một số thị trấn của Kenya năm nào cũng được “đón” cảnh tượng thiên kỳ thú này.


Tại Male, Maldives (Ảnh: AP)
Hình ảnh mặt trăng gần như lọt hẳn vào “lòng” mặt trời trên bầu trời Male, Maldives. Cũng như nhiều nơi khác, hàng nghìn người đã chuẩn bị sẵn kính bảo vệ để thưởng thức cảnh mặt trăng đi qua mặt trời, che khuất tất cả, chỉ để lại một vòng sáng nhỏ bên ngoài.


Tại thị trấn Rameswaram, Ấn Độ (Ảnh: Reuters)
Thì trấn Rameswara, Ấn Độ là một trong nhiều nơi thấy rõ hình ảnh nhật thực. Mặt trời tại đây đã “núp bóng” chị Hằng trong hơn 11 phút trong lần nhật thực kéo dài lâu nhất trong nhiều năm này.


Tại Thượng Hải, Trung Quốc (Ảnh: AP)
Tại Thượng Hải, Trung Quốc, trời nhiều mây khiến việc quan sát nhật thực gặp đôi chút khó khăn, nó cũng giúp tạo thêm sự phong phú cho vẻ đẹp của nhật thực.


Tại Sri Lanka (Ảnh: AP)


Tại Amman, Jordan (Ảnh: AP)
Cách người dân thế giới quan sát hiện tượng nhật thực nghìn năm mới có này cũng hết sức phong phú.


Rất nhiều người tụ tập tại Amman, Jordan trong buổi chiều nhật thực (Ảnh: AP)


Nhật thực cũng đẹp không kém tại Bangalore, Ấn Độ (Ảnh: AP)


Vừa xem nhật thực, vừa thưởng thức kẹo cao su như cô bé ở Amman thì còn gì tuyệt với bằng (Ảnh: Reuters)

Thiên nhiên có lẽ đã tạo cảm xúc rất lớn cho người phụ nữ Nairobi, Kenya này (Ảnh: AP)

Tại Jharkhand, Ấn Độ, có người bảo vệ mắt, bảo vệ luôn cả mặt (Ảnh: AP)


Đi khám bệnh còn nhiều cái lợi khác. Ảnh chụp tại Amman (Ảnh: Reuters)

Vậy là nhật thực hình khuyên thường niên dài nhất trong 1.000 năm tới sẽ bắt đầu tại Trung Phi, đi qua Ấn Độ Dương, miền nam Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc đã chấm dứt, không thỏa lòng mong mỏi của biết bao người trên toàn thế giới.

Nguồn: vietnamnet.vn