Altitude là từ chỉ độ cao của một vật so với một mặt chuẩn nào đó, tùy theo từng chuyên ngành nó lấy các mặt chuẩn và đơn vị khác nhau. Vậy trong thiên văn học, altitude thường được dùng để chỉ cái gì?
Altitude là từ chỉ độ cao của một vật so với một mặt chuẩn nào đó (ví dụ: mực nước biển-trong trường hợp này altitude còn được gọi là độ cao so với mực nước biển), tùy theo từng chuyên ngành nó lấy các mặt chuẩn và đơn vị khác nhau (ví dụ: trong hàng không, độ cao tính theo dặm).

Trong thiên văn học, altitude được dùng trong hệ tọa độ chân trời để chỉ góc tính theo độ của một thiên thể trên đường chân trời.

Hệ tọa độ chân trời (Horizontal coordinate system) là một hệ tọa độ thiên thể dùng trong thiên văn học sử dụng chân trời địa phương của người quan sát làm mặt phẳng cơ bản. Nó được thể hiện bằng các thuật ngữ độ cao (altitude) và góc phương vị (azimuth).

Hệ tọa độ này chia bầu trời thành hai bán cầu: bán cầu phía trên là nơi các đối tượng/vật thể có thể nhìn thấy, và bán cầu phía dưới là nơi các đối tượng/vật thể không thể được nhìn thấy được từ Trái Đất khi Trái Đất đang di chuyển trong quỹ đạo. Vòng tròn lớn tách hai bán cầu được gọi là chân trời thiên thể. Đỉnh của bán cầu trên được gọi là điểm cao nhất (zenith). Đỉnh của bán cầu dưới được gọi là điểm thấp nhất (nadir).

 

 

Một số từ đi cùng với altitude (dấu “~” thay cho từ altitude)

~ of the luminous layerthv. độ cao của tầng sáng

absolute ~ độ cao tuyệt đối

absolute flight ~ độ cao bay tuyệt đối

apogee ~ độ cao điểm viễn địa (đo bằng vệ tinh trắc địa của Trái Đất)

apparent ~ độ cao biểu kiến

auxiliary ~ độ cao phụ

circummeridian ~ độ cao gần kinh tuyến

exmeridian ~ độ cao ngoài kinh tuyến

flight ~ độ cao bay

meridian ~ độ cao kinh tuyến

peak ~ độ cao tột đỉnh

perigee ~ độ cao (điểm) cận địa ( đo bằng vệ tinh trắc địa của Trái Đất)

pole ~ độ cao cực

pressure ~ độ cao khí áp

relative ~ độ cao tương đối

Sun’s ~ độ cao Mặt Trời

true ~ độ cao thực

true meridian ~ độ cao kinh tuyến thực

Trịnh Khắc Duy – PAC