Một ångström hay angstrom (Ký hiệu Å) là đơn vị không thuộc hệ SI được thế giới thừa nhận, có giá trị bằng 0,1 nanomet. Ångström được dùng khá phổ biến trong cấu trúc sinh học.

Một ångström hay angstrom (Ký hiệu Å) là đơn vị không thuộc SI được thế giới thừa nhận, có giá trị bằng 0,1 nanomet hay 1×10−10 met. Đôi khi nó được dùng để biểu thị kích thước của các nguyên tử, độ dài của các liên kết hóa học và quang phổ của ánh sáng thấy được, và độ lớn của các linh kiện trong vi mạch. Nó được dùng khá phổ biến trong cấu trúc sinh học. Nó được đặt tên theo nhà khoa học Anders Jonas Ångström.

Lịch sử

Angstrom được đặt theo tên nhà vật lý học người Thụy Điển là Anders Jonas Ångström (1814–1874), ông là một trong những người lập ra ngành quang phổ học và cũng được biết đến là người nghiên cứu vật lý thiên văn, truyền nhiệt, từ trường Trái Đất và bắc cực quang.

Anders Jonas Ångström (1814–1874)

Năm 1868, Ångström lập ra bảng quang phổ của bức xạ Mặt Trời trong đó biểu thị bước sóng của các bức xạ điện từ trong bảng quang phổ điện từ theo phân mức một phần mười triệu milimet hay 1×10−10 met. Đợn vị độ dài này sau này được đặt là đơn vị Ångström hay gọi tắt là ångström.

Khoảng thấy được của con người là vào khoảng 4000 ångström (tím) đến 7000 ångström (đỏ đậm) vì vậy tác dụng của đơn vị ångström là nó không mang lũy thừa âm. Vì thang đo này gần với cấu trúc nguyên tử và phân tử nên nó cũng khá thông dụng trong hóa học và tinh thể học.

Mặc dù ban đầu được lập ra cho phù hợp với 1×10−10 met, nhưng với yêu cầu độ chính xác cao khi đo đạc quang phổ, angstrom cần được tính toán chính xác hơn đơn vị met, đơn vị này cho đến năm 1960 vẫn dựa trên độ dài của một thanh kim loại nằm ở Pari. Năm 1907, International Astronomical Union (hội thiên văn quốc tế) đã xác định bước sóng đỏ của nguyên tố cadmium (catmi) trong không khí bằng 6438,46963 đơn vị ångström quốc tế, và nó được công nhận bởi International Bureau of Weights and Measures (cục đo lường quốc tế) năm 1927. Từ năm 1927 đến 1960, đơn vị angstrom được coi là đơn vị đo độ dài thứ hai trong quang phổ học, hoàn toàn độc lập với đơn vị met, nhưng năm 1960 đơn vị met được định nghĩa lại theo thuật ngữ quang phổ học, và angstrom trở thành ước số của met.

Ngày nay, angstrom ít được dùng hơn nanomet (nm).

Trịnh Khắc Duy – PAC