Năm 2011 khép lại với rất nhiều sự kiện thiên văn: những lần giao hội cực gần của những thiên thể, những lần nhật/nguyệt thực một/bán/toàn phần trên toàn thế giới và những cơn mưa sao băng rực rỡ. Và năm 2012 thì sao? Chúng ta hãy cùng điểm qua những sự kiện bên dưới đây nhé. Chú ý là thời gian bên dưới đây đã được chuyển đổi sang giờ Việt Nam, múi giờ GMT+7.

Ngày 3, 4 tháng 1 – Mưa sao băng Quadrantids. Mưa sao băng Quadrantids là một cơn mưa sao băng trung bình với khoảng 40 sao/giờ lúc cực đại. Cực đại sẽ vào Ngày 3 và 4 tháng này, nhưng ta có thể nhìn thấy được nó từ Ngày 1 đến Ngày 5. Gần đến kì trăng non, nên bầu trời sẽ tối sau nửa đêm, đem lại cho bạn điều kiện tốt nhất để quan sát. Bạn hãy nhìn về phía chòm sao Boötes (chòm Mục Phu).

Ngày 9 tháng 1 – Tuần trăng tròn.

Ngày 23 tháng 1 – Tuần trăng non.

Ngày 7 tháng 2 – Tuần trăng tròn.

Ngày 21 tháng 2 – Tuần trăng non.

Ngày 3 tháng 3 – Sao Hỏa ở vị trí đối lập lớn nhất. Hành tinh đỏ này sẽ được Mặt Trời chiếu sáng và đây là cơ hội tốt nhất để quan sát và chụp ảnh nó.

Ngày 8 tháng 3 – Tuần trăng tròn.

Ngày 14 tháng 3 – Sao Kim và Sao Mộc giao hội. Mỗi hành tinh sáng này sẽ ở trên bầu trời đêm khoảng 3 độ.

Ngày 20 tháng 3 – Ngày Xuân Phân. Ngày Xuân Phân sẽ xảy ra vào 05:14 UTC, Mặt Trời sẽ chiếu thẳng vào đường xích đạo và Ngày và đêm sẽ dài bằng nhau trên khắp thế giới. Đây cũng là Ngày đầu tiên của mùa xuân ở Bắc bán cầu và Ngày đầu tiên của mùa thu ở Nam bán cầu.

Ngày 22 tháng 3 – Tuần trăng non.

Ngày 6 tháng 4 – Tuần trăng tròn.

Ngày 15 tháng 4 – Sao Thổ ở vị trí đối lập lớn nhất. Hành tinh có vành đai này sẽ được Mặt Trời chiếu sáng và đây là cơ hội tốt nhất để quan sát và chụp ảnh nó.

Ngày 21 tháng 4 – Tuần trăng non.

Ngày 21, 22 tháng 4 – Mưa sao băng Lyrids. Mưa sao băng Lyrids là một cơn mưa sao băng trung bình với khoảng 20 sao/giờ lúc cực đại. Những sao băng này sẽ kéo thành một vệt sáng dài đến vài giây. Cực đại sẽ vào Ngày 21 và 22 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó từ Ngày 16 đến 25. Không có Mặt Trăng, đây sẽ là một kì mưa sao băng đẹp. Bạn hãy nhìn về phía chòm sao Lyra (Thiên Cầm) sau nửa đêm.

Ngày 5, 6 tháng 5 – Mưa sao băng Eta Aquarids. Mưa sao băng Eta Aquarids sẽ có khoảng 10 sao băng mỗi giờ khi cực đại. Cực đại sẽ vào Ngày 5 và 6 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ Ngày 4 đến 7. Trăng rằm sẽ phá hỏng kì mưa sao băng năm nay, làm mờ đi những sao băng. Bạn hãy nhìn về phía chòm sao Aquarius (Bảo Bình) sau nửa đêm và tránh xa ánh đèn thành phố nhé.

Ngày 6 tháng 5 – Tuần trăng tròn.

Ngày 20 tháng 5 – Tuần trăng non.

Ngày 20 tháng 5 – Nhật thực vành khuyên. Nhật thực vành khuyên sẽ bắt đầu ở miền Nam Trung Quốc và di chuyển về hướng Đông, qua Nhật Bản đến Bắc Thái Bình Dương rồi đến phía Tây nước Mỹ. Nhật thực một phần sẽ xem được ở một phần Đông Á và Bắc Mỹ. (NASA Map and Eclipse Information)

Ngày 6 tháng 5 – Tuần trăng tròn.

Ngày 4 tháng 6 – Nguyệt thực một phần. Nhật thực kì này sẽ được xem rõ nhất ở châu Á, Australia, Thái Bình Dương và châu Mỹ. (NASA Map and Eclipse Information)

Ngày 5, 6 tháng 6 – Sao Kim chuyển động sượt qua Mặt Trời. Sự kiện này vô cùng hiếm, người dân trong khu vực Đông Á, miền đông Australia, và Alaska sẽ thấy được toàn bộ quá trình này. Sượt qua một phần khi bình minh sẽ thấy được ở khắp châu Âu, Tây Á, và Đông Phi. Sượt qua một phần khi hoàng hôn sẽ được thấy ở Bắc Mỹ, Trung Mỹ và miền tây Nam Mỹ. Lần chuyển động sượt qua tiếp theo sẽ diễn ra vào năm 2117. (NASA Transit Information | NASA Transit Map)

Ngày 19 tháng 6 – Tuần trăng non.

Ngày 20 tháng 6 – Ngày Hạ Chí. Ngày Hạ Chí sẽ xảy ra vào 23:09 UTC, cực bắc của Trái Đất sẽ nghiêng về phía MặtTrời. Đây cũng là Ngày đầu tiên của mùa hè ở Bắc bán cầu và Ngày đầu tiên của mùa đông ở Nam bán cầu.

Ngày 3 tháng 7 – Tuần trăng tròn.

Ngày 19 tháng 7 – Tuần trăng non.

Ngày 28, 29 tháng 7 – Mưa sao băng Southern Delta Aquarids. Mưa sao băng Southern Delta Aquarids sẽ đạt khoảng 20 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ vào Ngày 28 và 29 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ Ngày 18/7 đến 18/8. Gần đến kì trăng tròn, nhưng bầu trời sẽ tối sau nửa đêm, đem lại cho bạn điều kiện tốt nhất để quan sát. Bạn hãy nhìn về phía đông sau nửa đêm.

Ngày 2 tháng 8 – Tuần trăng tròn.

Ngày 12, 13 tháng 8 – Mưa sao băng Perseids. Mưa sao băng Perseids là một trong những cơn mưa sao băng đẹp nhất để quan sát, số lượng có thể lên đến khoảng 60 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ vào Ngày 13 và 14 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ Ngày 23/7 đến 22/8. Gần đến kì trăng non, nên bầu trời sẽ tối sau nửa đêm, đem lại cho bạn điều kiện tốt nhất để quan sát. Bạn hãy nhìn về phía chòm sao Perseus (chòm Anh Tiên) và tránh xa ánh đèn thành phố nhé.

Ngày 17 tháng 8 – Tuần trăng non.

Ngày 24 tháng 8 – Sao Hải Vương ở vị trí đối lập lớn nhất. Hành tinh xanh này sẽ xuất hiện trên bầu trời, do khoảng cách của nó nên nó chỉ sẽ xuất hiện như là một chấm xanh nhỏ trong tất cả các kính thiên văn mạnh nhất.

Ngày 2 tháng 8 – Tuần trăng tròn. Vì đây là lần trăng tròn thứ 2 trong tháng, nên được gọi là hiện tượng “Trăng xanh” , hiện tượng này chỉ xuất hiện vài năm một lần.

Ngày 16 tháng 9 – Tuần trăng non.

Ngày 22 tháng 9 – Ngày Thu Phân. Ngày Xuân Phân sẽ xảy ra vào 14:49 UTC, Mặt Trời sẽ chiếu thẳng vào đường xích đạo và Ngày và đêm sẽ dài bằng nhau trên khắp thế giới. Đây cũng là Ngày đầu tiên của mùa thu ở Bắc bán cầu và Ngày đầu tiên của mùa xuân ở Nam bán cầu.

Ngày 29 tháng 9 – Sao Thiên Vương ở vị trí đối lập lớn nhất. Hành tinh lam-lục này sẽ xuất hiện trên bầu trời, do khoảng cách của nó nên nó chỉ sẽ xuất hiện như là một chấm màu lam và lục nhỏ trong tất cả các kính thiên văn mạnh nhất.

Ngày 30 tháng 9 – Tuần trăng tròn.

Ngày 15 tháng 10 – Tuần trăng non.

Ngày 21, 22 tháng 10 – Mưa sao băng Orionids. Mưa sao băng Orionids sẽ đạt khoảng 20 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ vào Ngày 21 và 22 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ Ngày 20 đến Ngày 24. Gần đến kì trăng tròn, nhưng bầu trời sẽ tối sau nửa đêm, đem lại cho bạn điều kiện tốt nhất để quan sát. Bạn hãy nhìn về phía đông sau nửa đêm và tránh xa ánh đèn thành phố nhé.

Ngày 29 tháng 10 – Tuần trăng tròn.

Ngày 13 tháng 11 – Tuần trăng non.

Ngày 13 tháng 11 – Nhật thực toàn phần. Nhật thực toàn phần kì này sẽ xem được ở miền bắc Australia và Nam Thái Bình Dương và nhật thực một phần sẽ thấy được trong hầu hết các vùng ở phía đông Australia và New Zealand. (NASA Map and Eclipse Information)

Ngày 17, 18 tháng 11 – Mưa sao băng Leonids. Mưa sao băng Leonids là một cơn mưa sao băng khá tốt để quan sát, khoảng 40 sao/giờ khi cực đại. Chu kì cực điểm của mưa sao băng này mỗi 33 năm là hàng trăm mưa sao băng sẽ xuất hiện trong mỗi giờ, lần cuối chu kì này xảy ra là năm 2001. Cực đại sẽ vào ngày 17 và 18 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ ngày 13 đến ngày 20. Bạn hãy nhìn lên bầu trời hướng chòm sao Leo (Sư Tử) sau nửa đêm ở nơi tối, tránh xa ánh đèn thành phố nhé.

Ngày 27 tháng 11 – Sao Kim và Sao Mộc giao hội. Hai hành tinh sáng này sẽ xuất hiện trên bầu trời buổi sáng ở khu vực Mặt Trời mọc.

Ngày 28 tháng 11 – Tuần trăng tròn.

Ngày 28 tháng 11 – Nguyệt thực nửa tối. Kì nguyệt thực này sẽ quan sát được ở châu Âu, Đông Phi, Châu Á, Úc, Thái Bình Dương, và Bắc Mỹ.

Ngày 3 tháng 12 – Sao Mộc ở vị trí đối lập lớn nhất. Hành tinh khổng lồ này sẽ được Mặt Trời chiếu sáng và đây là cơ hội tốt nhất để quan sát và chụp ảnh nó.

Ngày 13 tháng 12 – Tuần trăng non.

Ngày 13, 14 tháng 12 – Mưa sao băng Geminids. Geminids được biết đến như là một trong những cơn mưa sao băng đẹp nhất trong năm, với khoảng 60 sao/giờ khi cực đại. Cực đại sẽ vào ngày 13 và 14 nhưng ta có thể nhìn thấy được nó vào bất kì buổi sáng nào từ ngày 6 đến ngày 19/12. Năm nay, mưa sao băng sẽ xảy ra vào ngày trăng non, đảm bảo sẽ dành cho bạn một bầu trời đêm tuyệt vời để thưởng thức nó. Hãy nhìn về phía Đông sau nửa đêm ở khu vực ko có ánh đèn thành phố nhé.

Ngày 21 tháng 12 – Ngày Đông Chí. Ngày Đông Chí sẽ xảy ra vào 11:12 UTC, cực nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía MặtTrời. Đây cũng là Ngày đầu tiên của mùa đông ở Bắc bán cầu và Ngày đầu tiên của mùa hè ở Nam bán cầu.

Ngày 28 tháng 12 – Tuần trăng tròn.

Anh Tuấn Nguyễn Ftvh dịch từ seasky