Lịch thiên văn 2017 về các sự kiện thiên văn bao gồm các pha Mặt Trăng, mưa sao băng, nhật thực và nguyệt thực, các hành tinh ở vị trí xung đối, sự giao hội của các hành tinh và các sự kiện thú vụ khác.

Hầu hết các sự kiện thiên văn trong bài viết này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, hoặc có thể sử dụng ống nhòm để xem rõ hơn. Các sự kiện được lấy từ U.S. Naval Observatory, The Old Farmer’s Almanac và the American Meteor Society. Thời gian diễn ra sự kiện được lấy theo giờ UTC. Giờ Việt Nam được chuyển đổi bằng cách cộng thêm 7 giờ.

Lịch thiên văn 2017 - 1 cpprdo / Thiên văn học Đà Nẵng

03 – 04 tháng 01: Mưa sao băng Quadrantids

Trận mưa sao băng Quadrantids là trận mưa sao băng trên mức trung bình, có thể lên đến 40 vệt sao băng/giờ tại cực đỉnh. Trận mưa sao băng này xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi 2003 EH1, được phát hiện từ năm 2003. Quadrantids diễn ra hàng năm từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1. Năm nay, cực điểm rơi vào đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4 tháng 1. Mặt Trăng bán nguyệt cuối tháng sẽ cản trở chúng ta quan sát một số sao băng nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy các vệt sao băng sáng nhất. Bạn sẽ quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất nếu bạn kiên nhẫn và quan sát tại một vị trí tối và sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tập trung tại chòm sao Bootes (Mục Phu), hoặc tại bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

12 tháng 1: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 11:34 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Wolf Moon”, bởi vì đây là thời điểm chó sói đói đến hú bên ngoài trại của họ. Trăng tròn này cũng còn được gọi với tên gọi như “the Old Moon” hay “the Moon After Yule”.

12 tháng 1: Sao Kim ở vị trí cao nhất về phía Đông

Sao Kim sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 47,1 độ về phía Tây. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để quan sát Sao Kim khi nó nằm cao nhất so với đường chân trời sau khi Mặt Trời lặn. Chúng ta có thể quan sát hành tinh này khi nó nằm gần chân trời phía Tây sau khi Mặt Trời lặn.

19 tháng 1: Sao Thủy ở vị trí cao nhất về phía Tây

Sao Thủy sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 24,1 độ về phía Tây. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để quan sát Sao Thủy nó sẽ ở vị trí cao nhất so với đường chân trời trước khi Mặt Trời mọc.

28 tháng 1: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 00:07 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

11 tháng 2: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 00:33 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Snow Moon”, bởi thời gian này là thời gian tuyết rơi dày nhất trong năm. Vì vậy mà việc săn bắn trở nên khó khăn, nên lần trăng tròn này cũng còn được gọi là “the Full Hunger Moon”.

11 tháng 2: Nguyệt thực nửa tối

Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi Mặt Trăng đi qua vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Lần này, Mặt Trăng sẽ tối đi một chút nhưng không hoàn toàn tối. Hiện tượng này có thể quan sát được ở Tây Nam châu Mỹ, Tây Canada, Đại Tây Dương, châu Âu, châu Phi và Tây Á.

26 tháng 2: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 14:59 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

26 tháng 2: Nhật thực hình khuyên

Nhật thực hình khuyên diễn ra khi Mặt Trăng nằm quá xa Trái Đất, không thể che khuất toàn bộ Mặt Trời. Điều này khiến cho một vành sáng xuất hiện xung quanh phần tối của Mặt Trăng. Nhật hoa sẽ không xuất hiện trong nhật thực hình khuyên. Nhật thực lần này xuất phát từ vùng biển Chile đi qua phía Nam Chile, Nam Argentina, qua vùng biển phía Nam Đại Tây Dương và kết thúc ở Angola và Congo ở châu Phi. Nhật thực một phần sẽ xuất hiện tại phía Nam của Nam Mỹ và phía Tây Nam châu Phi.

12 tháng 3: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 14:54 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Worm Moon”, bởi vì đây là thời gian của năm khi mặt đất trở nên mềm hơn và giun đất sẽ làm việc trở lại. Tuần trăng này cũng còn được gọi là “the Full Crow Moon”, “the Full Crust Moon” và “the Full Sap Moon”.

20 tháng 3: Xuân phân

Xuân phân xảy ra vào lúc 10:29 UTC. Mặt Trời sẽ chiếu sáng trực tiếp trên đường xích đạo và thời gian ngày đêm sẽ dài bằng nhau trên toàn thế giới. Đây cũng là ngày đầu tiên của mùa xuân ở Bắc bán cầu và ngày đầu tiên của mùa thu ở Nam bán cầu.

28 tháng 3: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 02:58 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

1 tháng 4: Sao Thủy ở vị trí xa nhất về phía Đông

Sao Thủy sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 19 độ về phía Đông. Đây là thời gian lý tưởng nhất để quan sát Sao Thuỷ vì nó sẽ ở vị trí cao nhất của nó trên đường chân trời trong bầu trời đêm. Bạn hãy quan sát nó thấp gần chân trời phía tây sau khi Mặt Trời lặn.

7 tháng 4: Sao Mộc ở vị trí xung đối

Hành tinh khổng lồ này sẽ tiếp cận Trái Đất ở vị trí gần nhất và bề mặt của nó sẽ được Mặt Trời chiếu sáng hoàn toàn. Tại thời điểm này, Sao Mộc sẽ sáng hơn bất kì các thời điểm khác trong năm và chúng ta có thể quan sát nó suốt đêm. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp hình Sao Mộc và các vệ tinh của nó. Một kính thiên văn loại vừa sẽ có thể cho bạn thấy một số chi tiết trong dải mây của Sao Mộc. Hay sử dụng một cặp ống nhòm loại tốt có thể giúp bạn quan sát 4 vệ tinh lớn nhất của nó, trông chúng sẽ như các chấm sáng ở 2 bên của hành tinh này.

11 tháng 4: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 6:08 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Pink Moon” bởi vì nó đánh dấu sự xuất hiện của màu hồng rêu, hoặc loại hoa có nhiều màu sắc đất hoang dã, đó là một trong những bông hoa mùa xuân đầu tiên. Mặt Trăng mùa này cũng đã được biết đến như là “the Sprouting Grass Moon”, “the Grow Moon”, và “the Egg Moon”. Nhiều bộ lạc ven biển gọi nó là “the Fish Moon” vì đây là thời gian mà các loài cá biển bơi ngược dòng vào sông để đẻ trứng.

22-23 tháng 4: Mưa sao băng Lyrids

Đây là trận mưa sao băng trung bình. Vào lúc đỉnh điểm, trận mưa sao băng Lyrids có khoảng 20 vệt sao băng/giờ. Trận mưa sao băng này được sinh ta bởi các hạt bụi còn sót lại của sao chổi C/1861 Thatcher (sao chổi được phát hiện năm 1861). Trận mưa sao băng này thường diễn ra từ ngày 16 – 25 tháng 4 hằng năm, và năm nay nó sẽ đạt cực điểm vào đêm 22, rạng sáng 23 tháng 4. Những sao băng này đôi khi có thể sinh ra những vệt bụi sáng kéo dài trong vài giây. Không may là trong năm nay, ánh sáng chói từ Mặt Trăng tròn sẽ cản trở việc quan sát các ngôi sao băng trừ những sao băng sáng nhất. Nhưng nếu bạn kiên nhẫn, bạn vẫn có thể thấy được một số vệt sao băng sáng nhất. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tập trung ở chòm sao Lyra (Thiên Cầm), hoặc có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên bầu trời.

26 tháng 4. Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 12:17 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

6-7 tháng 5: Mưa sao băng Eta Aquarids

Trận mưa sao băng Eta Aquarids là trận mưa sao băng trên mức trung bình, có thể lên đến 60 vệt sao băng/giờ tại cực điểm. Hầu hết các vệt sao băng này được nhìn thấy tại Nam bán cầu, còn ở Bắc bán cầu, có thể quan sát được khoảng 30 vệt sao băng/giờ tại cực điểm. Trận mưa sao băng này được hình thành bởi tàn dư bụi còn sót lại của sao chổi Halley, sao chổi được biết đến và quan sát từ thời cổ đại. Eta Aquarids diễn ra hàng năm từ khoảng ngày 19 tháng 4 đến 28 tháng 5. Cực điểm năm nay rơi vào đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7 tháng 5. Trăng non sẽ không ảnh hưởng đến việc quan sát trận mưa sao băng này. Bạn sẽ quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất nếu bạn kiên nhẫn và quan sát tại một vị trí tối và sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tập trung tại chòm sao Aquarius (Bảo Bình), hoặc tại bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

10 tháng 5: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 21:42 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Flower Moon”, bởi đây là thời điểm các loài hoa mùa xuân đua nhau nở. Tuần trăng này cũng còn được gọi là “the Full Corn Planting Moon” và “the Milk Moon”.

17 tháng 5: Sao Thủy ở vị trí xa nhất về phía Tây

Sao Thủy sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 25,8 độ về phía Tây. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để quan sát Sao Thủy nó sẽ ở vị trí cao nhất so với đường chân trời phía Đông trước khi Mặt Trời mọc.

25 tháng 5: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 19:45 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

3 tháng 6: Sao Kim ở vị trí cao nhất về phía Tây

Sao Kim sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 45,9 độ về phía Đông. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để quan sát Sao Kim khi nó nằm cao nhất so với đường chân trời phía Đông trước khi Mặt Trời mọc.

9 tháng 6: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 13:10 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Strawberry Moon” bởi nó báo hiệu thời điểm thu hoạch trái cây chín vụ. Nó cũng trùng với đỉnh điểm của mùa thu hoạch dâu tây. Ngoài ra, tuần trăng này còn được gọi là “the Full Rose Moon” hay “the Full Honey Moon”.

15 tháng 6: Sao Thổ đạt vị trí xung đối

Sao Thổ sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời. Nó sẽ sáng hơn so với bất kỳ thời gian khác trong năm và sẽ xuất hiện trong suốt đêm dài. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Thổ. Một chiếc kính thiên văn cỡ trung bình sẽ cho bạn hình ảnh rõ hơn về vành đai tuyệt đẹp của hành tinh này.

21 tháng 6. Hạ chí

Hạ chí sẽ diễn ra vào lúc 4:24 UTC. Cực bắc Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường chí tuyến Bắc tại 23,44 độ vĩ Bắc. Đây là ngày đầu tiên của mùa hè ở Bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa đông ở Nam bán cầu.

24 tháng 6: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 2:31 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

9 tháng 7: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 04:07 UTC. Lần Trăng tròn này được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Buck Moon” bởi loài hươu được sẽ bắt đầu mọc sừng mới vào thời điểm này. Tuần trăng này còn được gọi là “the Full Thunder Moon” hay “the Full Hay Moon”.

23 tháng 7: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 9:46 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

28-29 tháng 7: Mưa sao băng Delta Aquarids

Trận mưa sao băng Delta Aquarids là trận mưa sao băng trung bình, chỉ xuất hiện khoảng 20 vệt/giờ tại lúc cực điểm. Trận mưa sao băng này được tạo ra do các mảnh vụn từ sao chổi Marsden và Kracht. Đây là trận mưa sao băng thường niên, xảy ra vào khoảng 12 tháng 7 đến 23 tháng 8. Năm nay, cực điểm sao băng rơi vào đêm 28, rạng sáng 29 tháng 7. Mặt Trăng bán nguyệt cuối tháng sẽ cản trở chúng ta quan sát một số sao băng. Bạn sẽ quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất nếu bạn kiên nhẫn và quan sát tại một vị trí tối và sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tập trung tại chòm sao Aquarius (Bảo Bình), hoặc tại bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

30 tháng 7: Sao Thủy ở vị trí xa nhất về phía Đông

Sao Thủy sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 27.2 độ về phía Đông. Đây là thời gian lý tưởng nhất để quan sát Sao Thuỷ vì nó sẽ ở vị trí cao nhất của nó trên đường chân trời trong bầu trời đêm. Bạn hãy quan sát nó thấp gần chân trời phía tây sau khi Mặt Trời lặn.

7 tháng 8: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 18:11 UTC. Lần trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi là “the Full Sturgeon Moon” bởi loài cá tầm ở hồ lớn Great Lakes và các hồ lớn khác sẽ dễ dàng bắt được vào thời điểm này. Tuần trăng này còn được gọi là “the Green Corn Moon” hay “the Grain Moon”.

7 tháng 8: Nguyệt thực một phần

Nguyệt thực một phần diễn ra khi Mặt Trăng đi vào phần nửa tối của Trái Đất, hoặc chỉ một phần của nó đi vào vùng tối. Trong quá trình này, một phần Mặt Trăng sẽ hoàn toàn tối. Nguyệt thực lần này có thể quan sát được ở Đông Phi, Trung Á, Đông Á và Úc. Tại Việt Nam chúng ta có thể quan sát toàn bộ hiện tượng này.

12-13 tháng 8: Mưa sao băng Perseids

Perseids là một trong những trận mưa sao băng tốt nhất để quan sát, cực điểm có thể lên đến 60 vệt mỗi giờ. Nó có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, được phát hiện vào năm 1862. Đây là trận mưa sao băng thường niên xảy ra từ khoảng 17 tháng 7 đến 24 tháng 8. Năm nay, cực điểm trận mưa sao băng này rơi vào đêm 12, ráng sáng 13 tháng 8.Bạn sẽ quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất nếu bạn kiên nhẫn và quan sát tại một vị trí tối và sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tập trung tại chòm sao Perseus (Anh Tiên), hoặc bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

21 tháng 8: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 18:30 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

21 tháng 8: Nhật thực toàn phần

Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất, để lộ ra bầu khí quyển ngoài xinh đẹp của Mặt Trời, được gọi là vành nhật hoa. Đây là sự kiện hiếm gặp đối với một vùng địa lý trên Trái Đất. Nhật thực bắt đầu xảy ra ở Thái Bình Dương, và đi qua trung Hoa Kỳ. Nhật thực lần này sẽ được nhìn thấy tại Oregon, Idaho, Wyoming, Nebraska, Missouri, Kentucky, Tennessee, Bắc và Nam Carolina trước khi kết thúc tại Đại Tây Dương. Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy tại phần lớn Bắc Mỹ và phía Bắc của Nam Mỹ.

5 tháng 9: Sao Hải Vương đạt vị trí xung đối

Hành tinh xanh dương khổng lồ sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời. Nó sẽ sáng hơn bất kỳ thời gian nào khác trong năm và sẽ xuất hiện trong suốt đêm dài. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp ảnh Sao Hải Vương. Do ở cách quá xa, nên nó chỉ xuất hiện như một chấm xanh, ngay cả khi quan sát bằng một kính thiên văn cỡ lớn.

6 tháng 9: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 07:03 UTC. Lần trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi là “the Full Corn Moon” bởi ngô được thu hoạch vào thời điểm này. Tuần trăng này còn được gọi là “the Harvest Moon”, tức là Trăng tròn xảy ra gần thu phân nhất trong năm.

12 tháng 9: Sao Thủy ở vị trí xa nhất về phía Tây

Sao Thủy sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 17,9 độ về phía Tây. Đây là thời điểm thuận lợi nhất để quan sát Sao Thủy nó sẽ ở vị trí cao nhất so với đường chân trời trước khi Mặt Trời mọc.

20 tháng 9: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 5:30 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

22 tháng 9: Thu phân

Thu phân sẽ diễn ra vào lúc 20:02 UTC. Mặt Trời sẽ chiếu sáng trực tiếp trên đường xích đạo, thời gian ngày đêm sẽ dài bằng nhau trên toàn thế giới. Đây là ngày đầu tiên của mùa thu ở Bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa xuân ở Nam bán cầu.

7 tháng 10: Mưa sao băng Draconids

Trận mưa sao băng Draconids là trận mưa sao băng nhỏ với khoảng 10 vệt sao băng/giờ. Trận mưa sao băng này được hình thành bởi tàn dư bụi còn sót lại từ đuôi sao chổi 21P Giacobini-Zinner, được quan sát từ năm 1900. Draconids khác với các trận mưa sao băng khác ở chỗ bạn sẽ quan sát tốt nhất vào buổi tối thay vì sáng sớm. Đây là trận mưa sao băng thường niên, diễn ra khoảng từ ngày 6 đến ngày 10 tháng 10 hàng năm và năm nay, cực điểm trận mưa sao băng này rơi vào tối ngày 7 tháng 10. Bạn hãy bắt đầu quan sát từ đầu buổi tối và hãy tìm một nơi đủ tối, cách xa ánh đèn thành phố. Các vệt sao băng sẽ xuất hiện tập trung tại chòm sao Draco (Thiên Long), hoặc bất kỳ nơi nào trên bầu trời.

5 tháng 10: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 18:40 UTC. Lần trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi là “the Full Hunters Moon” bởi đây là thời gian lá rụng và thích hợp cho mùa săn bắn. Tuần trăng này còn được gọi là “the Travel Moon” and “the Blood Moon”.

19 tháng 10: Sao Thiên Vương đạt vị trí xung đối

Sao Thiên Vương sẽ tiến đến vị trí gần Trái Đất nhất và bề mặt của nó sẽ được chiếu sáng đầy đủ nhất bởi Mặt Trời. Nó sẽ sáng hơn bất kì thời gian nào khác trong năm và sẽ xuất hiện trong suốt đêm dài. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát Sao Thiên Vương. Do khoảng cách quá xa, hành tinh này chỉ xuất hiện như một chấm màu lam-lục ngay cả khi quan sát bằng kiến thiên văn cỡ lớn.

19 tháng 10: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 19:12 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

21-22 tháng 10: Mưa sao băng Orionids

Mưa sao băng Orionids là trận mưa sao băng trung bình với khoảng 20 vệt sao băng/giờ tại cực điểm. Trận mưa sao băng này được tạo ra từ những tàn dư bụi của sao chổi Halley, sao chổi đã được biết đến và quan sát từ thời cổ đại. Mưa sao băng Orionids diễn ra hàng năm từ ngày 2 tháng 10 đến ngày 7 tháng 10 và năm nay cực điểm rơi vào đêm 21, rạng sáng 22 tháng 10. Mặt Trăng bán nguyệt cuối tháng sẽ cản trở chúng ta quan sát một số sao băng. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tại chòm sao Orion (Thợ Săn), hoặc bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

4 tháng 11: Trăng tròn

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 5:32 UTC. Lần trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi là “the Full Beaver Moon” bởi đây là thời gian đặt bẫy hải ly trước khi đầm lầy và sông đóng băng. Tuần trăng này còn được gọi là “the Frosty Moon” và “the Hunter’s Moon”.

4-5 tháng 11: Mưa sao băng Taurids

Mưa sao băng Taurids là trận mưa sao băng nhỏ với chỉ khoảng 5 – 10 vệt/giờ. Trận mưa sao băng này hình thành từ các mảnh vụn của tiểu hành tinh 2004 TG10 và sao chổi 2P Encke. Trận mưa sao băng này là trận mưa sao băng thường niên diễn ra khoảng từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 10 tháng 12 hàng năm và năm nay đạt cực điểm vào đêm ngày 4 tháng 11. Trăng bán nguyệt đầu tháng sẽ lặn sau nửa đêm và nhường chỗ cho màn đêm tối để chúng ta quan sát sao băng. Bạn sẽ quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất nếu bạn kiên nhẫn và quan sát tại một vị trí tối và sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tập trung tại chòm sao Taurus (Kim Ngưu), hoặc bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

13 tháng 11: Giao hội giữa Sao Kim và Sao Mộc

Một sự kết hợp ngoạn mục của Sao Kim và Sao Mộc trên bầu trời đêm! Hai hành tinh sáng sẽ tiến đến gần nhau trên bầu trời với khoảng cách chỉ còn là 0,06 độ. Hãy tìm cặp đôi ấn tượng này trên bầu trời phía Tây sau hoàng hôn.

17-18 tháng 11: Mưa sao băng Leonids

Mưa sao băng Leonids là một trận mưa sao băng trung bình, với khoảng 15 vệt sao băng/giờ tại cực điểm. Trận mưa sao băng này đặc biệt ở chỗ cao điểm của nó sẽ lặp lại sau 33 năm và có thể xuất hiện đến hàng trăm sao băng mỗi giờ. Lần cao điểm gần đây nhất đã diễn ra vào năm 2001. Mưa sao băng Leonids được tạo ra từ tàn dư bụi của sao chổi Tempel-Tuttle, được phát hiện năm 1865. Đây là trận mưa sao băng thường niên, diễn ra hàng năm từ ngày 6 đến 30 tháng 11, và năm nay, cực điểm rơi vào đêm 17, rạng sáng ngày 18 tháng 11. Bạn sẽ quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất nếu bạn kiên nhẫn và quan sát tại một vị trí tối và sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tại chòm sao Leo (Sư Tử), hoặc bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

18 tháng 11: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 11:42 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

24 tháng 11: Sao Thủy ở vị trí xa nhất về phía Đông

Sao Thủy sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 22 độ về phía Đông. Đây là thời gian lý tưởng nhất để quan sát Sao Thuỷ vì nó sẽ ở vị trí cao nhất của nó trên đường chân trời trong bầu trời đêm. Bạn hãy quan sát nó thấp gần chân trời phía tây sau khi Mặt Trời lặn.

3 tháng 12: Trăng tròn, Siêu Trăng

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 15:47 UTC. Lần trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi là “the Full Cold Moon” bởi đây là thời gian không khí mùa đông ngập tràn và đêm trở nên dài và tối. Tuần trăng này còn được gọi là “the Full Long Nights Moon” và “the Moon Before Yule”. Đây cũng là lần siêu trăng duy nhất trong năm 2017. Mặt Trăng sẽ đạt điểm cực cận với Trái Đất và có thể nhìn thấy nó lớn hơn và sáng hơn một chút so với bình thường

13-14 tháng 12: Mưa sao băng Geminids

Geminids được xem là vua của các trận mưa sao băng bởi nhiều người cho rằng nó là trận mưa sao băng đẹp nhất trên bầu trời, với tần suất có thể lên đến 120 vệt sao băng/giờ vào cực điểm. Trận mưa sao băng này được tạo thành bởi các mảnh vụn của tiểu hành tinh 3200 Phaethon được phát hiện vào năm 1982. Đây là trận mưa sao băng thường niên diễn ra từ ngày 7 đến 12 tháng 12. Năm nay, cực điểm trận mưa sao băng này rơi vào đêm 13, rạng sáng 14 tháng 12. Mặt Trăng gần tròn sẽ cản trở việc quan sát nhiều vệt sao băng nhưng các bạn đừng lo vì những vệt sao băng Geminids rất sáng, nên bạn có thể quan sát tại vị trí tối sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tại chòm sao Gemini (Song Tử), hoặc bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

18 tháng 12: Trăng non

Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 6:30 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng

21 tháng 12: Đông chí

Đông chí sẽ diễn ra vào lúc 16:28 UTC. Cực Nam của Trái Đất sẽ nghiêng về phía Mặt Trời. Mặt Trời sẽ chiếu thẳng trên đường chí tuyến Nam tại 23,44 độ vĩ Nam. Đây là ngày đầu tiên của mùa đông ở Bắc bán cầu và là ngày đầu tiên của mùa hè ở Nam bán cầu.

21-22 tháng 12: Mưa sao băng Ursids

Mưa sao băng Ursids là trận mưa sao băng nhỏ với tần suất khoảng 5 – 10 vệt sao băng/giờ. Trận mưa sao băng này được hình thành bởi tàn dư bụi của sao chổi Tuttle, được phát hiện năm 1790. Đây là trận mưa sao băng thường niên diễn ra từ ngày 17 đến 25 tháng 12. Năm nay, cực điểm trận mưa sao băng này rơi vào đêm 21, rạng sáng 22. Trăng bán nguyệt cuối tháng sẽ cản trở việc quan sát các vệt sao băng mờ, nhưng bạn vẫn có thể quan sát được một số vệt sao băng sáng nhất. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tại chòm sao Ursa Minor (Gấu Nhỏ), hoặc bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

Nguyễn Nhật Cường – DAC theo SeaSky