Vệt sao băng Perseid được chụp lại vào sáng ngày 25 tháng bảy năm 2016 bởi Ken Christison. Hãy cùng chiêm ngưỡng nào!

Các nhà thiên văn học dự đoán, năm nay mưa sao băng Perseid sẽ bùng nổ với 200 vệt mỗi giờ. Thời gian tốt nhất để quan sát trận mưa sao băng này là tối 12, rạng sáng 13/08/2016 theo giờ Việt Nam. Sự bùng nổ này diễn ra với tốc độ nhanh gấp đôi và số lượng cũng gấp đôi bình thường. Nếu may mắn, khi sự bùng nổ này diễn ra, lúc đó mặt trăng sẽ lặn xuống, chúng ta có thể tận hưởng trận mưa này một cách hoàn hảo nhất. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về trận mưa này ở ĐÂY.

Liệu tin này có đáng tin cậy??

NASA cho biết: “Mỗi lần Swift–Tuttle đi qua mặt trời, nó sẽ để lại một dải thiên thạch. Qua thời gian, do sự ảnh hưởng của Sao Mộc và các hành tinh khác đã làm thay đổi quỹ đạo của những thiên thạch và kết quả là dải thiên thạch này sẽ ngày càng tiếp cận đến Trái Đất của chúng ta. Năm nay ảnh hưởng của Sao Mộc là khá lớn và đúng với thời điểm diễn ra trận mưa sao băng này, do vậy việc Perseid bùng nổ là rất dễ xảy ra.”

Dự đoán tỷ lệ vệt sao băng theo giờ (ZHR) cho Perseids vào năm 2016. Biểu đồ thông qua chuyên gia sao băng Bill Cooke, người đứng đầu Văn phòng môi trường thiên thạch của NASA. Theo giờ Việt Nam thì cực điểm mưa sao băng này rơi vào tối ngày 12, lúc đó, thời gian quan sát tốt nhất tại Việt Nam là rạng sáng ngày 13/08/2016.

Giải thích thêm, cực điểm năm nay sẽ rơi vào khoảng 20h – 22h30, tối ngày 12, nhưng lúc đó chòm sao Perseus (Anh Tiên, tâm điểm trận mưa sao băng Perseid này) chưa mọc lên, nên thời gian quan sát tốt nhất tại Việt Nam là rạng sáng ngày 13/08/2016

Đỉnh của trận mưa sao băng này sẽ kéo dài tới nửa ngày. Thời gian và mật độ của các vệt sao băng được dự đoán khá khác nhau, vì vậy chúng ta sẽ càng chờ đợi hơn một “vụ nổ” sao băng Perseid trong năm nay.

Lần dự đoán – thông qua mô hình máy tính – cho đỉnh điểm của trận Perseid bùng phát vào năm 2016. Biểu đồ thông qua chuyên gia sao băng Bill Cooke. Như đã nói ở trên,  theo giờ Việt Nam thì cực điểm mưa sao băng này rơi vào tối ngày 12, lúc đó, thời gian quan sát tốt nhất tại Việt Nam là rạng sáng ngày 13/08/2016.

Điều này không có nghĩa là các bạn nên trong chờ quá vào việc Perseid sẽ bùng nổ vào năm nay, vì đây chỉ là dự đoán. Tuy nhiên, có hay không việc bùng nổ này cũng không ảnh hưởng lắm đến độ lớn của trận mưa sao băng này vì bình thường đây đã là trận mưa sao băng có thể lên đến 60-70 vệt mỗi giờ vào lúc cực điểm!

Làm thế nào để quan sát trận mưa sao băng này một cách tốt nhất?

Bạn hãy chờ tới thời gian quan sát tốt nhất của nó vào rạng sáng ngày 13/8/2016, và hãy chú ý tới chòm Perseus (Anh Tiên). Lúc này, Mặt Trăng đang ở dưới đường chân trời, do vậy bạn sẽ có thể tận hưởng hoàn hảo những khoảnh khác mà Perseids mang lại.

Hình ảnh chòm Perseus và các ngôi sao lân cận

Một vài thông tin thú vị về chòm Perseus: Trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại, Perseus là con trai của thần Zeus và Danae. Người ta nói rằng, thời điểm Perseid diễn ra, là lúc Zeus tới thăm Danae mẹ của Perseus.

Tin vui cho các bạn yêu quý thiên văn: Câu lạc bộ Thiên văn học Đà Nẵng – DAC sẽ tổ chức buổi quan sát trận mưa sao băng Perseid này. Các bạn hãy cố gắng tham gia với chúng tôi nhé!

Mọi chi tiết về chương trình các bạn hãy theo dõi ở ĐÂY

Vương Anh theo Earthsky