3. Các v tinh và các vành kì l ca Hi Vương tinh

Một số đặc điểm của Hải Vương tinh, như các vệ tinh và các vành của nó, thật kì lạ và bí ẩn. Hải Vương tinh có một số vệ tinh rất lạ, đa chủng loại từ khổng lồ đến bé tí. Còn có một số trường hợp bí ẩn của các vành biến mất của Hải Vương tinh. Trong khi Voyager 2 đã cung cấp cho các nhà khoa học một số manh mối về Hải Vương tinh, thì luôn có những biến đổi và khám phá không ngớt về Hải Vương tinh kể từ năm 1989.

Hải Vương tinh (Phần 7) - 1 vcpuvz / Thiên văn học Đà Nẵng

Các v tinh ca Hi Vương tinh

Triton

Triton có kích cỡ lớn đến mức có thể xem nó một hành tinh vậy. Với đường kính 2706 km, nó là vệ tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Triton quay mỗi vòng xung quanh Hải Vương tinh chỉ mất có 6 ngày trái đất. Triton có quỹ đạo giật lùi, nghĩa là nó chuyển động xung quanh Hải Vương tinh theo chiều ngược với hướng quỹ đạo của hành tinh trên. Đa số các vệ tinh khác, trong đó có mặt trăng của chúng ta, quay xung quanh hành tinh của chúng theo cùng chiều quay của hành tinh.

Hải Vương tinh (Phần 7) - 2 pwbmmv / Thiên văn học Đà Nẵng

Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu nguyên do Triton chuyển động giật lùi. Họ nghĩ chuyển động quay ngược như thế có nghĩa là Triton không hình thành cùng với Hải Vương tinh, mà nó là một vệ tinh độc lập, hay một hành tinh lang thang, nghĩa là một hành tinh nhỏ. Vệ tinh hoặc hành tinh lang thang đó có khả năng đã bị hút vào quỹ đạo của Hải Vương tinh một khi nó tiếp cận quá gần với hành tinh.

Các nhà khoa học nghĩ rằng trước khi Triton bị bắt giữ bởi trường hấp dẫn của Hải Vương tinh, nó chuyển động khá nhanh trong không gian – nhanh hơn một vệ tinh chuyển động trong quỹ đạo. Vậy thì phần năng lượng dôi dư kia đã biến đi đâu? Hồi năm 2006, hai nhà thiên văn học – Craig Agnor thuộc trường Đại học California và Douglas Hamilton thuộc trường Đại học Maryland – đã đi tới một lí thuyết có lẽ là chính xác. Họ nghĩ rằng Triton phải trôi nổi trong không gian cùng với một vệ tinh khác, bị khóa chặt trong trường hấp dẫn của nhau. Khi hai vệ tinh đi qua Hải Vương tinh, lực hấp dẫn mạnh của Hải Vương tinh đã bắt dính Triton nhưng lại để sổng mất hành tinh kia. Đa phần năng lượng dôi dư được giải phóng cùng với vệ tinh bị thất lạc kia, và Triton bị ném vào quỹ đạo ngược xung quanh Hải Vương tinh.

Hải Vương tinh (Phần 7) - 3 dirnk3 / Thiên văn học Đà Nẵng

Thi tiết trên Triton

Triton có lẽ là vật thể lạnh lẽo nhất trong hệ mặt trời của chúng ta. Bề mặt của nó thường ở nhiệt độ – 235oC. Tuy nhiên, khi phi thuyền Voyager 2 bay qua nó, phi thuyền phát hiện thấy mặc dù cực kì lạnh lẽo, nhưng Triton có các mạch phun – có lẽ là nitrogen và methane – văng tung tóe chừng 8 km lên trên bầu khí quyển mỏng manh của Triton. Trên trái đất, các mạch phun là các suối nước nóng. Nhưng một cái gì đó nóng bỏng ở trên một vệ tinh lạnh lẽo đúng là điều không thể. Các nhà khoa học nghĩ rằng những mạch phun đó có thể do chất liệu bề mặt tối của vệ tinh hấp thụ nhiệt từ phía Mặt trời. Bề mặt của Triton bị rạn nứt khi nó bay gần đến hoặc bay ra xa Mặt trời. Những vết nứt đó sẽ cho phép nitrogen bên dưới bề mặt thoát ra. Cũng có khả năng là nhiệt từ Mặt trời được dự trữ qua những khe nứt đó, nằm ngay bên dưới bề mặt của Triton. Điều này sẽ giữ cho chất khí nitrogen đủ ấm để thỉnh thoảng phun trào. Ngay cả một lượng nhiệt nhỏ nhất cũng có thể xảy ra như vậy, vì phần còn lại của vệ tinh thật quá lạnh.

Hải Vương tinh (Phần 7) - 4 vard1r / Thiên văn học Đà Nẵng

Những đặc điểm lạ

Triton có khối lượng lớn và chứa nhiều đá hơn các vệ tinh khác của Hải Vương tinh và được phủ dưới một lớp methane đóng băng. Chính băng methane này làm phản xạ ánh sáng và làm cho Triton trông rất sáng qua kính thiên văn. Không giống như các vệ tinh khác thuộc Hải Vương tinh, Triton còn có khí quyển yếu ớt của riêng nó, bao gồm hỗn hợp nitrogen và methane. Triton có chỏm băng cực giống như nhiều hành tinh, mặc dù trong trường hợp này băng là nitrogen hồng nhạt.

Một phần bề mặt Triton trông lạ lẫm và nhăn nheo đến mức các nhà khoa học gọi nó là địa hình dưa đỏ, vì nó trông tựa như bề mặt của một quả dưa đỏ. Loại địa hình này không được tìm thấy trên bất kì vệ tinh hay hành tinh nào khác. Còn có những nhánh khu vực bằng phẳng có thể là kết quả của những dòng chảy dung nham trong quá khứ xa xôi. Triton chỉ có vài miệng hố va chạm, cho thấy nó không bị va chạm bởi nhiều thiên thạch hay vệ tinh khác trong quãng đời của nó.

Hải Vương tinh (Phần 7) - / Thiên văn học Đà Nẵng

Vì Triton trông không giống với bất kì vệ tinh nào khác, cho nên các nhà khoa học nghĩ rằng có lẽ nó thật sự xuất xứ từ Vành đai Kuiper, đó là một tập hợp gồm những vật thể băng giá cỡ lớn ở phía ngoài quỹ đạo Hải Vương tinh. Các vật thể trong Vành đai Kuiper quay xung quanh Mặt trời giống như các hành tinh vậy. Các nhà khoa học nghĩ rằng các vật thể trong Vành đai Kuiper là những vật tổ còn sót lại từ thời khi Hệ Mặt trời mới hình thành.

Phần tiếp theo: Các vệ tinh khác của Hải Vương tinh

Hải Vương tinh – Josepha Sherman – Trần  Nghiêm dịch

Thư viện Vật lý

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9 – Phần 10 – Phần 11 – Phần 12

Content Protection by DMCA.com