Sự sống có tồn tại hay đã từng tồn tại trên hành tinh đỏ? Đó vẫn là một ẩn số!

Sao Hỏa (còn có tên gọi khác là Hỏa Tinh) là hành tinh thứ từ gần mặt trời trong hệ mặt trời, và cũng là hành tinh thứ nhất có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo của Trái đất. Hành tinh này thường được gọi là “Hành tinh đỏ” bởi đất đá, và bầu khí quyển ở đây đều có màu đỏ hoặc hồng.
Người Châu Âu gọi sao Hỏa là Mars, cái tên được đặt theo tên của vị thần chiến tranh trong thần thoại La Mã, và trong thần thoại Hy Lạp, vị thần này có tên là Ares.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - / Thiên văn học Đà Nẵng
Ares có một mối tình sâu sắc và tha thiết đối với Aphrodite.
 
Ares là thần của chiến tranh, thần của những kẻ cuồng loạn hiếu chiến thích sự chém giết đổ máu, thường được miêu tả cầm một ngọn giáo dính máu đỏ tươi. Tuy là một vị thần bất tử nhưng Ares đã bị người anh hùng Heracles đánh bại trong một trận đánh và có lần còn suýt bị hai tên khổng lồ Otus và bị Ephialtes giết chết.
Khác hẳn với bản tính tàn bạo, thần Ares là một người tình chung thủy của thần Aphrodite (vị thần của tình yêu, sắc đẹp và sinh nở), cho dù nàng được hứa gả cho một vị thần khác (Hephaistos – thần thợ rèn).
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - 2 h3by0i / Thiên văn học Đà Nẵng
Sao Hỏa – hành tinh đỏ.
 
Quay trở lại với hành tinh đỏ: Trước khi khám phá vũ trụ, các nhà khoa học đã cho rằng sao Hỏa có khả năng tồn tại sự sống, khi họ thấy những đường đan chéo trên bề mặt của sao Hỏa và cho rằng có những con kênh nước trên hành tinh này.
Một lý do khiến sao Hỏa “bị nghi” là có sự sống là bởi sự thay đổi sắc màu theo mùa trên bề mặt sao Hỏa.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - 3 pqonkv / Thiên văn học Đà Nẵng
So sánh kích thước của Trái đất và Sao Hỏa.
 
Sao Hỏa giống Trái đất rất nhiều điểm như có 4 mùa, hai cực có băng đá, bầu khí quyển có mây, gió, bão cát, và độ dài một ngày là 24 giờ… Sao Hỏa ở xa mặt trời hơn Trái đất, nên Sao Hỏa chỉ nhận được một nửa phần ánh sáng so với Trái đất. Điều này khiến nhiệt độ trên Sao Hỏa luôn lạnh (Mùa đông thường ở mức -87 °C và mùa hè ở mức -5 °C), chú không như ta vẫn tưởng Sao Hỏa là một “hòn lửa” rực cháy.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - 4 yeapzz / Thiên văn học Đà Nẵng
Bầu khí quyển trên sao Hỏa chứa rất nhiều bụi.
 
Sao Hỏa có một bầu khí quyển mỏng, áp suất thấp, chứa rất nhiều bụi. Điều này làm nền trời của hành tinh này có một mầu hồng cam nhạt.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - / Thiên văn học Đà Nẵng
Đồng bằng trên sao Hỏa.
 
Bề mặt của sao Hỏa là sự pha trộn giữa các dãy núi và các đồng bằng rộng lớn. Các đồng bằng tại bắc bán cầu được phủ dầy bằng một lớp bụi ôxít sắt nằm trên một lớp dung nham đông đặc. Trong khi đó các cao nguyên tại nam bán cầu thì đầy các hố lởm chởm, và núi lửa.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - / Thiên văn học Đà Nẵng
Miệng núi lửa Albor Tholus, được mệnh danh là hố đen của quỷ dữ, có đường kính khoảng 30km.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - 7 nfhfdj / Thiên văn học Đà Nẵng
Trong các hành tinh của hệ mặt trời, Sao Hỏa là nơi có những cơn bão cát lớn nhất.
 
Năm 2003, các nhà khoa học đã phát hiện khí Mêtan trên hành tinh đỏ, chứng mình một điều hoặc nơi đây có sự sống, hoặc núi lửa vẫn tiếp tục hoạt động tạo ra nhiệt bên dưới bề mặt hành tinh này. Các nhà khoa học cho rằng Mêtan ổn định trong khí quyển Hỏa tinh trong khoảng 300 năm.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2006, khí Mêtan gần như hoàn toàn tan biến khỏi hành tinh đỏ. Các nhà khoa học hiện nay vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tìm ra bí ẩn Mêtan trên sao Hỏa.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - 8 zm6ysz / Thiên văn học Đà Nẵng
Hai “hầu cận” của Hỏa Tinh.
 
Sao Hỏa có 2 vệ tinh tự nhiên: Vệ tinh nhỏ được gọi là Deimos, vệ tinh lớn có tên là Phobos. Theo thần thoại Hy Lạp thì Phobos và Deimos là tên của hai người con trai kéo xe cho vị thần chiến tranh Ares.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - 9 vmu4ue / Thiên văn học Đà Nẵng
Tàu vũ trụ Mars 3
 
Trên con đường khám phá sao Hỏa, các cường quốc về khoa học vũ trụ như Hoa Kỳ và Liên Xô đã liên tiếp gửi nhiều phi thuyền đi tìm hiểu hành tinh này. Năm 1964, NASA (Cục Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ) đã phóng thành công tàu Mariner 4 và ghi lại những hình ảnh đầu tiên của bề mặt Hỏa Tinh. Năm 1971, NASA tiếp tục phóng tàu thành công Mariner 9 bay quanh Sao Hỏa, khiến nó không chỉ trở thành vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Sao Hỏa mà còn là vệ tinh nhân tạo đầu tiên của một hành tinh khác ngoài Trái Đất.
Và hai con tàu đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho công cuộc trinh phục hành tình đỏ có tên là Mars 2 và Mars 3, được Liên Xô phóng vào năm 1971. Từ đó đến nay, con người đã tiến hành rất nhiều cuộc thăm dò và mang lại nhiều điều lý thú về sao Hỏa cho nhân loại.
Sao Hỏa – Cơn giận dữ của thần chiến tranh - / Thiên văn học Đà Nẵng
Đón bình minh trên Sao Hỏa.
Theo Kenh14
Content Protection by DMCA.com