Các vành đai của Sao Thổ có thể đã rất già, có thể xuất hiện từ khi Mặt Trời hình thành.
Các vành đai của Sao Thổ có thể đã rất già, có thể xuất hiện từ khi Mặt Trời hình thành. Có hai giải thuyết chính nói về sự hình thành của các vành đai Sao Thổ. Một giải thuyết, do Édouard Roche đề xuất và thế kỷ thứ 19, là các vành đai này đã từng là mặt trăng của Sao Thổ và quay quanh hành tinh này cho đến khi có khoảng cách đủ gần để bị xé nhỏ ra do lực thủy triều (xem Giới hạn Roche).[16] Một biến thể của giải thuyết này là các mặt trăng này bị vỡ nát do va chạm với các tiểu hành tinh hoặc sao chổi lớn.[17] Giả thuyết thứ hai là các vành đai này chưa bao giờ là mộ phần của một mặt trăng nào đó, nhưng thực ra chúng là những tinh vân vật chất có từ khi Sao Thổ được hình thành.[chưa có nguồn]
Tuy nhiên có thể chúng được tạo thành từ những hạt bụi của một mặt trăng có đường kính khoảng 300 km, lớn hơn Mimas. Lần cuối có một vụ va chạm đủ lớn để phá vỡ một mặt trăng là và thời kỳ Late Heavy Bombardment (tạm dịch: cuối trận mưa bom lớn–thời kỳ các sao chổi và thiên thạch rơi dữ dội vào Mặt Trời) vào khoảng bốn tỷ năm trước.[18]
Hình vẽ tập hợp các khối băng tạo nên các phần tử ‘rắn’ trong các vành đai của Sao Thổ. Những khối này vẫn đang hình thành và tan rã. Phần tử lớn nhất có đường kính khoảng vài met.
Độ sáng cũng như độ tinh khiết của những khối băng có trong các vành đai của Sao Thổ đã từng được dùng làm bằng chứng cho thấy các vành đai này trẻ hơn Sao Thổ rất nhiều, có thể là 100 triệu năm, và bụi của những thiên thạch rơi vào có lẽ đã làm cho các vành đai tối đi. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây cho thấy Vành đai B đủ nặng để pha loãng những vật chất rơi vào và vì vậy có thể tranh được hiện tượng tối đi khi tồn tại cùng với Hệ Mặt Trời. Vật chất trong các vành đai có thể đã tụ lại thành những tảng lớn trong các vành đai và sau đó lại vỡ vụn do va chạm. Điều này có thể giải thích được độ tuổi khá trẻ của các vật chất trong các vành đai.[19]
Đội Cassini UVIS, do Larry Esposito dẫn đầu, đã dùng hiện tượng che khuất của các vì sao để phát hiện ra 13 thiên thể, lớn từ 27 met đến 10 km, nằm trong vành đai F. Chúng sáng mờ, cho thấy chúng là một tập hợp tạm thời các khối băng có đường kính vào met. Esposito tin rằng đây là cấu trúc cơ bản của các vành đai Sao Thổ, các phần tử dính lại với nhau, rồi sau đó vỡ tan.[20]
Trích dẫn
16# ^ Schmude, Richard W Junior (2001). “Wideband photoelectric magnitude measurements of Saturn in 2000”. Georgia Journal of Science. https://findarticles.com/p/articles/m…01/ai_n8933308. Retrieved on 2007-10-14.
17# ^ Schmude, Richard, Jr. (September 22, 2006). “Wideband photometric magnitude measurements of Saturn made during the 2005-06 Apparition”. Georgia Journal of Science. https://goliath.ecnext.com/coms2/summ…99-5991060_ITM. Retrieved on 2007-10-14.
18# ^ Schmude, Richard W Jr (2003). “SATURN IN 2002-03”. Georgia Journal of Science. https://findarticles.com/p/articles/m…01/ai_n9338203. Retrieved on 2007-10-14.
19# ^ “The Journal of the British Astronomical Association”. British Astronomical Association. February 2003. https://www.britastro.org/jbaa/113-1.htm. Retrieved on 2007-07-07.
20# ^ Baalke, Ron. “Historical Background of Saturn’s Rings”. 1849 Roche Proposes Tidal Break-up. Jet Propulsion Laboratory. https://www2.jpl.nasa.gov/saturn/back.html. Retrieved on 2008-09-13.
(Còn nữa…)
Trịnh Khắc Duy – PAC
Bình luận