Ngay sau bình minh, nhật thực dài nhất thế kỷ 21 bắt đầu phủ bóng tối gần như hoàn toàn khắp một dải đất trải từ bờ biển phía tây tới những vùng đồng bằng ở phía bắc Ấn Độ. Hàng triệu người đã háo hức theo dõi hiện tượng thiên văn lịch sử này.
Hãng tin Xinhua của Trung Quốc đưa tin, nhật thực toàn phần ở nước này đã được quan sát vào lúc 9h15 phút khi tại nhiều nơi dọc sông Dương Tử – con sông dài nhất Trung Quốc.
Bóng của Mặt trăng đã đã hoàn toàn che khuất mặt trời và người xem có thể nhìn thấy rõ hiện tượng này tại các điểm quan sát ở Trùng Khánh và thành phố Quảng Anh, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, phía tây của Trung Quốc. Các thành phố tại Trung Quốc đã tắt đèn tại nhiều danh lam thắng cảnh để tiện quan sát nhật thực toàn phần, kéo dài khoảng 4 phút.
Đông đảo người xem cũng tụ tập trên bờ sông Hoàng Hà và Dương Tử vào sáng sớm nay tại các thành phố Lan Châu và Vũ Hán khi Mặt Trăng bắt đầu che khuất mặt trời vào lúc 8h15.
Theo một đài thiên văn của Viện khoa học Trung Quốc (CAS), nhật thực bắt đầu vào lúc 8h1 tại huyện Cona ở Tây Tạng thuộc phía tây nam Trung Quốc.
Mặt trăng đi qua giữa mặt trời và trái đất trong khi xảy ra nhật thực toàn phần ở thành phố Varanasi, bắc Ấn Độ.
Người Hindu cầu nguyện bên dòng sông Hằng khi xảy ra nhật thực tại Varanasi.
Nhật thực ở New Delhi, Ấn Độ.
Nhật thực tại Logar, Afghanistan.
Học sinh Ấn Độ quan sát nhật thực tại Siliguri.
Trẻ em Hàn Quốc theo dõi ở Seoul.
Nhật thực bán phần ở Seoul.
Bóng tối phủ lên Trùng Khánh, Trung Quốc.
Nhật thực toàn phần ở Trùng Khánh, Trung Quốc.
Mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất ở Suining, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Du khách quan sát nhật thực bán phần ở Hồng Kông.
Một sinh viên Việt Nam cho thấy hình ảnh nhật thực tại Hà Nội.
Theo Dân Trí
Bình luận