Nhiếp ảnh gia người Iran Babak Tafreshi vừa giành được giải thưởng nhiếp ảnh khoa học Lennart Nilsson 2009. Theo ủy ban trao giải, những bức ảnh của ông “khai phá bầu trời đêm mà đa số mọi người thời nay đã bỏ lỡ”. Sau đây là một số ảnh.
Dải Ngân hà nằm vắt qua bầu trời đêm lộng lẫy ở những nơi xa xôi ít ánh đèn như nơi này trong sa mạc Tooran ở miền đông Iran. Ít nhất là 250 tỉ, và có lẽ nhiều cỡ một nghìn tỉ, ngôi sao cư trú trong thiên hà của chúng ta, tạo thành dáng một cái đĩa bề ngang 100.000 năm ánh sáng. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Mặt trăng mọc trên một ngọn hải đăng trên Địa Trung Hải ở Algiers, Algeria. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Bức ảnh phơi sáng hàng giờ này cho thấy vết chuyển động tròn mà các ngôi sao thực hiện là hệ quả của chuyển động quay của Trái đất. Cận cảnh phía trước là những ngôi mộ 2500 năm tuổi của các vị vua xứ Ba Tư nằm cao trên một địa điểm gần Persepolis ở miền nam Iran. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Các hiệu ứng nhiễm sáng trông thấy rõ ở hai bức ảnh này chụp tại một địa điểm ít ánh đèn ở phía bắc vùng núi Alborz của Iran (phía trên) và ở thành phố Tehran, chỉ cách đấy 65km (phía dưới).
Ở vùng sâu vùng xa, 4000 hay ngần ấy ngôi sao là đủ để trông thấy rõ với mắt trần. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Bức ảnh này nhìn về phía giữa của Dải Ngân hà, theo hướng của chòm sao Sagittarius và Scorpius. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Dải Ngân hà vắt lơ lửng trên sa mạc Sahara. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Các ngôi sao của chòm Gấu Lớn lấp lánh trên những hàng cây đang trổ hoa trong thung lũng Haraz thuộc Dãy núi Alborz của Iran. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Hỏa tinh lung linh trên đỉnh Taftan, một ngọn núi lửa đôi ở miền đông nam Iran, gần biên giới với Pakistan. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Chòm sao Orion (góc trên, phải) xuyên thấu bầu trời đêm trên Dãy núi Alborz ở miền bắc Iran. Luồng sáng hắt lên ở góc trái bên dưới là ánh đèn phát ra từ xe cộ đang chạy trên đường cao tốc nối giữa Tehran và Biển Caspi. (Ảnh: Babak Tafreshi)
Thư Viện Vật Lý (theo New Scientist)
Bình luận