Kính thiên văn tổ hợp (Catadioptric telescopes)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp ! (Phần 3) - scope schmidt / Thiên văn học Đà Nẵng

Nguyên lý của một kính Schmidt

“Catadioptric” có nghĩa là “đi đôi với nhau” hay “do cả phản xạ và khúc xạ ánh sáng.” Những kính thiên văn này còn được gọi là kính thiên văn “ tổ hợp” là một sự kết hợp giữa kính thiên văn khúc xạ với các yếu tố phản xạ trong thiết kế.Các kính thiên văn tổ hợp đầu tiên đã được chế tạo bởi nhà thiên văn người Đức Bernhard Schmidt (1879-1935) vào năm 1930. Kính thiên văn Schmidt có một gương cầu sơ cấp ở mặt sau của kính và một tấm kính hiệu chỉnh ở mặt trước giúp loại bỏ quang sai cầu Kính thiên văn này (thường được gọi là máy ảnhSchmidt) được dùng để chụp ảnh bằng cách đặt phim chụp ảnh (hoặc một máy ảnh CCD) tại tiêu điểm vật kính.

Kính Schmidt là tiền thân của những kính thiên văn tổ hợp phổ biến nhất hiện nay, kính Schmidt-Cassegraint. Sự kết hợp của kính thiên văn Cassegrainian với gương hiệu chỉnh Schmidt được phát minh trong thập niên 1960. Cũng giống như các kính phản xạ Cassegrain, một tấm gương thứ cấp trả lại ánh sáng qua một lỗ ở trung tâm vật kính để đến thị kính.
Loại thứ hai của kính thiên văn tổ hợp được phát minh bởi nhà thiên văn học Nga Dmitri Maksutov (1896-1964) vào năm 1944. Kính thiên văn Maksutov có thiết kế tương tự kính Schmidt, nhưng nó sử dụng thêm một bộ phận hiệu chỉnh là một thấu kính cầu. Thấu kính mới này tạo ra một kính tổ hợp nhỏ gọn hơn. Bộ phận hiệu chỉnh Maksutov được sử dụng với một lỗ ở chính giữa gương sơ cấp giống cấu hình kính Cassegrainian nên được gọi là kính Maksutov Cassegrain ,hoặc Mak-Cass.
Để mua được một kính thiên văn phù hợp ! (Phần 3) - 500px Maksutov spot cassegrain / Thiên văn học Đà Nẵng
Nguyên lý kính Maksutov

Trong thập niên 1950, hãng kính thiên văn Questar đã phổ biến loại kính Maksutov-Cassegrain. Kính của Questars cho một chất lượng nhìn tương tự như các kính khúc xạ tiêu sắc phức tốt nhất với cùng một khẩu độ, nhưng chỉ dài bằng một phần ba.

Trong thập niên 1990, các bộ phận hiệu chỉnh của Maksutov đã được ghép với một kính phản xạ Newton để tạo ra loại Maksutov-Newton. Công ty quang học Ceravolo, Ottawa, Canada đã giới thiệu loại kính Mak-Newt phổ biến đầu tiên.

(còn tiếp)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 1)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 2)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 3)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 4)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần cuối)

Phạm Quý Nhân – DAC


Theo Astronomy

Content Protection by DMCA.com