Chân đế và điều khiển

1. Chân đế
2. Chân đế Dobson
3. Chân đế xích đạo

Chân đế và điều khiển
Chân đế

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 4) - Ast altazimuth mount / Thiên văn học Đà Nẵng

Một loại chân đế alt-azimuth có thể di chuyển lên xuống và trái phải

Alt-azimuth là một loại chân đế đơn giản nhất của kính thiên văn. Từ này là một sự kết hợp của độ cao (altitude) và góc phương vị (azimuth ). Độ cao là khoảng cách giữa đường chân trời và thiên đỉnh. Góc phương vị là một phép đo độ, bắt đầu từ điểm phía bắc của đường chân trời qua đến phía đông. Do đó, một kính thiên văn có chân đế loại này sẽ có thể di chuyển lên xuống, và trái phải.
 

Chân đế DobsonNhà sản xuất và là nhà thiên văn học nghiệp dư nổi tiếng John Dobson đã xây dựng kính thiên văn đầu tiên của ông vào năm 1956. Từ thời điểm đó, ông cam kết với chính mình rằng sẽ giúp đỡ tất cả mọi người nhìn thấy vũ trụ. Chân đế alt-azimuth ông phát minh đã trở thành một cuộc cách mạng trong giới thiên văn học nghiệp dư. Nó là một trục đôi đơn giản hầu như luôn đi kèm với ống kính Newton. Chỉ cần đẩy kính viễn vọng lên hoặc xuống để thay đổi độ cao và đẩy nó sang trái hoặc phải để thay đổi góc phương vị. Đó là một thiết kế tuyệt vời và dễ dàng chế tạo và sử dụng.

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 4) - Dobson mount / Thiên văn học Đà Nẵng

Một kính trên chân đế Dobson
Chân đế alt-azimuth bám nhật động

Một phát triển gần đây của chân đế alt-azimuth là chân đế alt-azimuth bám nhật động. Với động cơ gắn liền với cả trục độ cao và trục góc phương vị của chân đế, các kính thiên văn có thể (1) bám sát một đối tượng trên bầu trời khi nó nằm trong trường nhìn, hoặc (2) giao tiếp với máy tính để cả hai cùng tìm kiếm và theo dõi đối tượng. Chất lượng sử dụng của chân đế cho mỗi hệ thống là rất chính xác .. Một khi một đối tượng được tìm thấy, người quan sát có thể bám sát theo nó mà không cần liên tục di chuyển kính thiên văn.Chân đế xích đạo

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 4) - 4 / Thiên văn học Đà Nẵng

Chân đế xích đạo


XX“>Nếu Trái đất không di chuyển, một chân đế alt-azimuth là tất cả những gì mà chúng ta cần. Nhưng hành tinh của chúng ta quay, và ta phải đối phó với nó. Loại thứ hai được gọi là chân đế xích đạo. Nó được thiết kế để theo dõi chuyển động biểu kiến của các ngôi sao. Nó làm điều này bằng cách lựa chọn một trong các trục của nó song song với trục quay của Trái đất. Xin lưu ý rằng có hai loại chân đế xích đạo – thủ công và cơ giới. Nếu bạn có một sự lựa chọn, hãy chọn phiên bản có động cơ.


Thiết lập quỹ đạo sốChân đế alt-azimuth hoặc chân đế xích đạo có thể được nâng cấp với một bộ thiết lập quỹ đạo số (DSCs), có sẵn từ các nhà cung cấp thiết bị thiên văn học, ví dụ như hãng Lymax AstronomyTất cả các bộ DSCs thương mại đều làm việc trên các chân đế alt-azimuth và chân đế xích đạo. Một bộ mã hóa điện tử được đặt trên mỗi trục, và một bộ xử lý nhỏ thực hiện việc chuyển đổi từ độ cao và góc phương vị của chân đế thành độ cao và độ lệch trên bầu trời.Để thiết lập DSCs, bạn phải chuẩn tọa độ cho hai hoặc ba ngôi sao sáng( chỉnh cho các sao nằm vào chính giữa trường nhìn). Sau đó, khi bạn nhập vào tên gọi của đối tượng, bạn chỉ đơn giản là di chuyển kính của mình cho đến khi độ cao và độ lệch về 0

Điều khiển tự tìm kiếm đối tượng ( go-to drives)

Một hệ thống tìm kiếm chủ yếu không có gì hơn là một DSC kết hợp với một bộ phận điều khiển động cơ trục kép. Cũng giống như với DSCs, điều khiển tự tìm kiếm đối tượng yêu cầu bạn phải chuẩn tọa độ cho 2 hay 3 ngôi sao. Hầu hết các kính thiên văn tự tìm kiếm hiện nay đều có một cơ sở dữ liệu lớn các đối tượng quan sát để bạn chọn.

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 4) - 393px Goto telescope / Thiên văn học Đà Nẵng

Một kính thiên văn trên một chân đế có khả năng tự tìm kiếm đối tượng

Điều khiển tự động tìm kiếm cho phép kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) điện tử và la bàn điện tử. Kết quả là một thiết lập gần như không dùng tay. Loạt kính thiên văn GPS của Meade với bộ điều khiển Autostar là một ví dụ điển hình. Nếu bạn chọn chế độ chuẩn tọa độ là “tự động”, bộ điều khiển đầu tiên sẽ kết nối với chòm sao vệ tinh GPS (là một tập hợp các vệ tinh điện tử làm việc phối hợp với nhau). Điều này cho phép bộ điều khiển tìm ra vị trí (kinh độ, vĩ độ và độ cao) của kính thiên văn. Tiếp theo, nó tìm phía bắc, sau đó xác định chính xác phía bắc. Sau đó, nó kiểm tra xem chân đế đã thăng bằng hay chưa và điều chỉnh lại. Sau khi đã làm xong các công việc đó, ngôi sao đầu tiên trong số hai ngôi sao cần chuẩn tọa độ được đặt vào trường nhìn. Bạn được hỏi để chuẩn tọa độ cho ngôi sao và nhấn “Enter.” Điều này lặp lại với một ngôi sao thứ hai. Cả hai ngôi sao, bằng cách này, được chọn bởi máy tính của kính thiên văn, nó biết được các ngôi sao có nằm trên đường chân trời hay không. Chỉ có chừng đó. Sau khi bấm ba nút của bảng điều khiển, bạn đã sẵn sàng để quan sát.

Chân đế ổn định

Chúng ta gọi công cụ này là “kính thiên văn”, nhưng cụm từ “lắp ráp ống quang học trên một giá đỡ” cũng được sử dụng. Trong thực tế, nó chỉ ra rằng một nửa của bất kỳ kính thiên văn nào cũng là ”chân đế”. Một số người nói răng chân đế là bộ phận quan trọng hơn . Một chân đế không ổn định sẽ khiến kính thiên văn không thể cung cấp những hình ảnh có chất lượng tốt nhất. Nếu là một chân đế cỡ nhỏ, gió – điều nguy hại của hầu hết các kính thiên văn lớn – sẽ không phải là kẻ thù duy nhất của bạn. Bạn sẽ nhận được những hình ảnh không được tốt ngay cả khi bạn đang tập trung.

Để kiểm tra chất lượng của một chân đế, cần kiểm tra thời gian giảm rung động. Đây là thời gian cần một hình ảnh ổn định (các rung động tắt dần) sau khi kính thiên văn được di chuyển hoặc tập trung vào đối tượng mới. Trong mọi trường hợp các hình ảnh mất hơn 5 giây để ổn định. Về gió, một cơn gió mạnh sẽ làm rung động ngay cả những phần vững chắc nhất của chân đế. Vì vậy, một bài kiểm tra tốt hơn hết là kiểm tra chân đế của bạn có ổn định với các cơn gió nhẹ hay không.

(còn tiếp)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 1)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 2)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 3)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần 4)

Để mua được một kính thiên văn phù hợp! (Phần cuối)

Phạm Quý Nhân – DAC

Theo Astronomy

Content Protection by DMCA.com