TPO – Vào ngày 9/3 tới, người yêu thiên văn Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần, sự kiện thiên văn đáng chú ý nhất 2016.

Giới trẻ Việt náo nức tổ chức đón nhật thực - 1 aid5ft / Thiên văn học Đà Nẵng

Không giống như nguyệt thực (có thể quan sát bằng mắt thường), nhật thực đòi hỏi phải có dụng cụ quan sát để tránh tổn thương mắt. Vì vậy, nhiều hội thiên văn, câu lạc bộ thiên văn học cả nước tổ chức đón nhật thực với dụng cụ chuyên nghiệp. Dưới đây là danh sách những câu lạc bộ tổ chức quan sát miễn phí nhật thực ngày 9/3.

Tại Hà Nội, Hội Thiên văn học Nghiệp dư Hà Nội sẽ tổ chức chương trình quan sát nhật thực tại khu vực 2 Con Rồng, Hồ Tây, bắt đầu từ 6h30 đến 8h30 sáng 09/3/2016.

Tại Đà Nẵng, được sự cho phép và hỗ trợ của Hội Sinh viên Đại học Đà Nẵng, BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Du lịch thành phố Đà Nẵng, CLB Thiên văn học Đà Nẵng tổ chức quan sát nhật thực. Thời gian từ 5h30 đến 9h30. Địa điểm là khu vực tượng mẹ Âu Cơ, trong Công viên biển Đông, Đà Nẵng.

Tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Hội Thiên văn Phan Thiết sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Công viên Đồi Dương, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Thời gian bắt đầu từ 6h30 đến 8h45 sáng ngày 09/3/2016.

Hội Thiên văn Phan Thiết sẽ chuẩn bị sẵn các dụng cụ gồm kính lọc mặt trời, kính thiên văn phản xạ D70F900, kính thiên văn khúc xạ D60F500, tất cả được trang bị thùng tối để quan sát hiện tượng.

Tại Đồng Nai, Câu lạc bộ Thiên văn học Đồng Nai tổ chức quan sát nhật thực tại Trường THPT Trần Đại Nghĩa, Trảng Bom, Đồng Nai. Thời gian từ 6h00 đến 8h30 sáng 9/3/2016. Đây là chương trình miễn phí dành riêng cho các thành viên trong CLB và 10 học sinh Trường THPT Trần Đại Nghĩa.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Câu lạc bộ Thiên văn học Nghiệp dư Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức quan sát nhật thực tại 2 địa điểm là Chân cầu Thủ thiêm hướng quận 2 và làng đại học quốc gia. Thời gian từ 6h00 đến 8h00 sáng ngày 09/3/2016. Link đă

Nhật thực toàn phần ngày 9/3 tới đây là sự kiện thiên văn được chú ý nhất năm. Nhật thực là hiện tượng thiên văn kỳ thú, xảy ra khi Mặt Trăng di chuyển giữa Mặt Trời và Trái Đất, chặn ánh sáng đến từ Mặt Trời và tạo thành bóng của Mặt Trăng trên bề mặt Trái Đất.

Nhật thực diễn ra ngày 9/3 là nhật thực toàn phần (Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, hình thành vùng bóng tối và nửa tối trên Trái Đất) nhưng đường đi của phần Nhật thực toàn phần chỉ qua một phần ở miền trung Indonesia và Thái Bình Dương. Khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) và phía bắc nước Úc quan sát được nhật thực một phần (Mặt Trăng không che khuất hoàn toàn Mặt Trời). Tại Việt Nam tất cả các tỉnh, thành phố đều có thể quan sát được nhật thực với độ che phủ Mặt Trời của Mặt Trăng dao động từ 20% – 60% tùy từng địa phương. Các tỉnh, thành phố ở phía nam có độ che phủ cực đại lớn hơn so với phía bắc. Mũi Cà Mau có độ che phủ cực đại lớn nhất, đạt gần 60%.

Giới trẻ Việt náo nức tổ chức đón nhật thực - 2 qp27ie / Thiên văn học Đà Nẵng

Các tỉnh phía nam cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực sớm hơn. 6h32 sáng 9/3, Cà Mau và Bạc Liêu bắt đầu quan sát được nhật thực. Từ 6h32-6h35, các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam bộ có thể quan sát. Từ 6h36-6h45, nhật thực bắt đầu tại các tỉnh Tây Nguyên và ven biển Nam Trung bộ. Từ 6h46 đến 6h50 các tỉnh Bắc Trung bộ có thể quan sát. Từ 6h50 -7h04, các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng và khu vực Trung du Miền núi phía Bắc bắt đầu quan sát được. Bắc Kạn là nơi quan sát được muộn nhất, lúc 7h04.
Khoảng 55-60 phút sau khi nhật thực bắt đầu, các địa phương sẽ quan sát được nhật thực cực đại (lúc Mặt trăng che phủ Mặt trời nhiều nhất) và hơn một tiếng sau khi đạt cực đại, nhật thực kết thúc.

Tại Hà Nội, nhật thực bắt đầu lúc 6h57, đạt cực đại lúc 7h46 và kết thúc lúc 8h39. Tuy nhiên mức độ che phủ của Mặt Trăng so với Mặt Trời chỉ đạt 22,9%. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhật thực bắt đầu 6h35, đạt cực đại 7h34 và kết thúc lúc 8h41 với độ che phủ cực đại là 52,2%. Ở Đà Nẵng, nhật thực bắt đầu lúc 6h45, đạt cực đại 7h41 và kết thúc lúc 8h44 với độ che phủ cực đại là 36%.

Nhật thực là hiện tượng thiên văn kỳ thú nhưng việc quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho mắt, thậm chí mù lòa. Vì vậy người quan sát nhật thực lưu ý không được quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Việc quan sát nhật thực với một chiếc kính râm (kính đen), phim chụp X-quang, ruột đĩa mềm, băng video, kính thiên văn không đảm bảo vì những loại này chỉ giảm độ sáng chứ không ngăn được các tia bức xạ có hại. Có thể quan sát nhật thực một cách gián tiếp hoặc sử dụng kính lọc chuyên dụng như kính lọc của thợ hàn mã số 14 hoặc kính lọc Mặt Trời từ các Câu lạc bộ Thiên văn học.

Người quan sát cũng có thể dùng một tấm bìa để hứng ảnh của Mặt Trời qua một chiếc ống nhòm, hoặc khoét một lỗ tròn nhỏ lên tấm bìa rồi quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ tròn đó trên mặt đất. Cũng có thể dùng chậu nước pha mực đen và quan sát ảnh mặt trời trong chậu nước. Ngoài ra, các câu lạc bộ thiên văn học ở các thành phố lớn cũng tổ chức quan sát nhật thực lần này.

Nguồn:   https://www.tienphong.vn/cong-nghe/gioi-tre-viet-nao-nuc-to-chuc-don-nhat-thuc-975842.tpo

Content Protection by DMCA.com