Tại Bình Định, Trà Vinh, hình ảnh nguyệt thực toàn phần đỏ rực, trong khi các địa phương bị mây che khuất, nhìn mờ.
Nguyệt thực một phần lúc 1h30 sáng nay tại Trà Vinh, tức là Mặt Trăng bắt đầu bị che khuất. Nhiều bạn trẻ khắp cả nước thức đêm chờ đợi nguyệt thực kéo dài nhất thế kỷ, nhưng tiếc nuối vì không thể thấy toàn bộ sự kiện do trời mưa. Chỉ một số nơi thuận lợi như Điện Biên, Bình Dương và Trà Vinh. Ảnh: Nhật Vinh/TVAC.
Nguyệt thực bắt đầu pha toàn phần, Mặt Trăng chuyển sang màu đỏ máu. Ảnh: Nhật Vinh/TVAC.
Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại lúc 3h21. Lúc này Mặt Trăng ở trung tâm của bóng tối. Ảnh: Nhật Minh/TVAC.
Các pha nguyệt thực tại Trà Vinh. Nguyệt thực kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28. Ảnh: Nhật Minh/TVAC.
Tại thị trấn Bình Dương (Phù Mỹ, Bình Định), nhóm bạn trẻ yêu thiên văn đã quan sát được toàn bộ quá trình nguyệt thực từ chỗ bán phần đến toàn phần. Ảnh: Nguyễn Thành Huy
Tại Điện Biên, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới, miền Bắc gồm cả Điện Biên có mưa nên hình ảnh nguyệt thực không được đẹp như mong đợi. Ảnh: Phạm Quang Chiến.
Câu lạc bộ thiên văn học Đà Nẵng đã lựa chọn xã Bình Đào (Thăng Bình, Quảng Nam) để quan sát nguyệt thực. Tuy nhiên, đến 1h30 ngày 28/7, trời bất ngờ đổ mưa, mây đen bao phủ khiến hình ảnh nguyệt thực không rõ nét. Ảnh: Tấn Phương
Gần 20 thành viên của Câu lạc bộ thiên văn học Đà Nẵng háo hức đón chờ sự kiện được cho là “không thể bỏ lỡ” trong năm 2018. Theo lịch thiên văn, nguyệt thực kéo dài từ 00h14 đến 6h28 ngày 28/7, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13. Ảnh: Tấn Phương
Ban Khoa học – VNExpress
Bình luận