…Khi tỉnh lại, anh chẳng có chút khái niệm nào về thời gian cả. Chuyến bay của anh đã kéo dài bao lâu? Một tháng chăng? Hay một năm ?
– Chúc anh trở về may mắn! – Giọng người trực vang lên trong ống nghe. Lần này xen lẫn vẻ giễu cợt còn có vẻ kính trọng nữa – Chúng tôi đang chờ anh!
– Tôi ra đây!
Bí mật của hành tinh Rene - Phần 4 - 4 / Thiên văn học Đà Nẵng
Anh chui qua cái cửa nắp hẹp vào căn nhà sáng sủa, ở đó đã tụ tập khoảng mười, mười hai người, trong đó có cả Khruxtalep.
Khrutalep rất hài lòng với tàu Kim cương. Nó là một con tàu tuyệt vời.Tinh hạm này đã chạy thử ở miền đài thiên văn Biên Thùy nằm đối diện với Diêm Vương tinh ( qua Mặt trời ).
Biên Thùy là vật thể cuối cùng có người ở của Hệ Mặt Trời. Như vậy là tàu Kim cương đã được chạy thử ở một chế độ được người chỉ huy đánh giá rất cao.
Khoang đổ bộ Buagut của nó cũng đã được thử nghiệm. Chỉ còn vài ngày nữa là đến lúc xuất phát.Khrutalep bay về nhà, còn Muratop và Avezop trở lại trạm Biên Thùy.
Sakhbo ngồi ở thư viện xem đi xem lại bản vẽ của khoang đổ bộ. Anh sẽ lái Buagut. Không được bỏ sót điều gì. Công việc lúc đầu tiến triển rất dở. Anh nhìn vào những tờ giấy trắng còn trí tưởng tượng lại luôn vẽ nên những bức tranh viễn vông, cái nọ viển vông hơn cái kia.
Cuối cùng anh đã tập trung được ý nghĩ và miệt mài với công việc. Anh cẩn thận xem xét sơ đồ bộ phận ghép nối. Gật gật đầu một cách hài lòng. Có thế chứ, anh đã tìm được chi tiết có chức năng hoàn toàn không rõ ràng. Nghĩa là anh đã lật lại bản vẽ một cách không phải vô ích.
Sakhbo đẩy quyển album ra. Uken biến đâu ấy nhỉ? Đã đến giờ ăn tối rồi. Sau bữa tối, anh sẽ còn lật thêm một cặp album nữa, rồi bắt đầu đọc cái gì đó và có lẽ lúc đó sẽ thiếp đi. Tỉnh dậy thì đã là ngày mai. Còn một ngày nữa thôi – và thế là lên đường! Mong sao cho nhanh lên.
– Uken! Sakhbo gọi.
Cửa mở ra, Uken bước vào. Một chiếc khăn buộc ngang lưng, chiếc thứ hai vắt qua vai, tay anh cầm cái muôi. Trên khuôn mặt ngăm ngăm nở rộng một nụ cười:
– Chưa đến lúc ăn tối sao? – Anh hỏi Sakhbo.
– Mình gọi cậu để đi ăn tối đây. Nhưng sao trông cậu như vậy, nào hãy nói đi.
– Ồ, ông bạn ! Hôm nay sẽ không có người máy, cũng chẳng có thức ăn tổng hợp đâu. Mình sẽ thết cậu.
Rồi anh bắt đầu đặt lên đĩa những khúc thịt và những miếng bánh nướng vuông vuông, rót nước sốt vào riêng từng bát.
– Đây gọi là món gì?
– Besbamac. Một món ăn của tổ tiên tôi.
Sakhbo gật đầu.
– Phải, tổ tiên của chúng ra rất sành các món ăn…Phải công nhận điều đó.
– Bây giờ mình có thể hỏi cậu một câu được không? Về những cuộc thử nghiệm đối với trường bảo vệ của Buagut ngày hôm nay của chúng ta ấy mà.
– Cậu cứ hỏi đi.
– Sakhbo, mình chỉ cần hỏi một điều. Nếu có vẻ buồn cười thì cậu cũng cứ trả lời mình nhé, vì mình không phải nhà du hành vũ trụ chuyên nghiệp mà.
– Uken, cậu đừng giả bộ khổ sở nữa, hãy hỏi đi.
– Được, cậu hãy giải thích cho mình điều này. Trường lực của Buagut có hình dạng như thế nào?
– Bản thân Buagut có dạng quả trứng dẹt. Trường lực cũng có hình dạng như vậy đấy. Có thể bỏ qua chỗ hơi cong của các đường lực ở các cực. Vậy cậu biết các cực của Buagut ở chỗ nào rồi chứ?
– Biết rồi! Thế trường lực đó quan trọng đến mức nào?
– Ta hãy so sánh với quả trứng. Buagut- đó là lòng đỏ trứng, còn mặt ngoài của trường lực là vỏ trứng. Nhưng vỏ của quả trứng bình thường thì giòn còn vỏ của Buagut, trường bảo vệ của nó, thì các vật lạ không thể xuyên qua được.
– Nói cách khác, trường lực như thế làm tăng độ dày lớp vỏ bọc của Buagut?
– Bản thân Buagut thực ra rất yếu và dễ vỡ. Một thiên thạch bình thường dễ dàng làm thủng vỏ của nó. Còn nếu đụng vào trường lực thì ngay cả một thiên thạch khổng lồ thì cũng bị bay hơi tức khắc.
– Thôi được, nghĩa là, Buagut là lòng đỏ trứng, còn trường lực là vỏ trứng. Chừng nào Buagut đang hạ xuống một hành tinh khác, chừng nào nó còn ở trong khí quyển thì trứng vẫn là trứng. Nhưng cái gì đã xảy ra với trường lực vào lúc nó tiếp đất? Buagut cũng không chạm tới đất à? Trường lực phía dưới đáy của nó sẽ giữ khoang đổ bộ ở cách bề mặt hành tinh một khoảng nào chứ?
– Về nguyên tắc có thể như vậy – Sakhbo trả lời – Song như vậy không hợp lý, vì phải tiêu hao một năng lượng khổng lồ mà không được gì cả.
– Nghĩa là đáy của Buagut vẫn chạm xuống hành tinh à?
– Dĩ nhiên rồi.
– Thế lúc đó trường lực ra sao?
– Tất nhiên là những đường lực cong đi tùy thuộc vào tính chất của đất. Lúc đó sẽ không còn là quả trứng mà là cái bánh dày chẳng hạn. Nhưng tác dụng của trường lực chẳng vì thế mà yếu đi.
– Nghĩa là Buagut vẫn được bảo vệ từ dưới như trước chứ?
– Tất nhiên rồi.
– Được. Vậy còn cái khoảng đất lọt vào bên trong trường lực, bên trong vỏ thì sao? Cái khoảng đất trên đó Buagut sẽ đứng ấy mà?
– Cái khoảng đất đó bây giờ sẽ tạo thành một thể thống nhất với con tàu, nghĩa là bản thân nó được bảo vệ khỏi tác dụng bên ngoài. Nhưng còn tác dụng của nó lên con tàu không còn phụ thuộc vào trường lực nữa. Cậu muốn hỏi điều đó chứ gì?
– Đúng, điều đó đấy!
– Vậy thì cậu hãy chú ý điều sau đây. Trước khi đổ bộ, chính cái khoảng đất mà chúng ta vừa đến sẽ được thiêu đốt và xử lý bằng bức xạ đặc biệt. Tất cả các vi trùng, vi sinh vật, toàn bộ giới hữu sinh đều bị tiêu diệt. Bởi vậy nó hoàn toàn chẳng còn nguy hiểm gì.
– Mình hiểu rồi !
– Cậu muốn biết điều đó để làm gì?
– Hôm nay khi chúng mình thử Buagut và hạ xuống bãi tập, mình nghĩ ngay tới cái khoảng đất đó. Cậu biết đây, mình mới tham gia du hành vũ trụ mà.
Đêm đã khuya mà đôi bạn vẫn mãi trò chuyện chưa ngủ…
Hết phần 4
(còn nữa)
 
Tác giả: Khotgiarba Salkhov
Người dịch: Thanh Trung
Content Protection by DMCA.com