Thiên văn học đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại từ nhu cầu của cuộc sống hằng ngày trong các nền văn minh cổ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, con người dần nhận thức đúng đắn hơn về bản chất vũ trụ, về những quy luật của tự nhiên, dần củng cố và hoàn thiện hơn những học thuyết về thiên văn của các thế hệ trước.

Tuy nhiên, từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của Vũ Trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Quan niệm này được nhắc đến trong thuyết địa tâm, có thể tìm thấy dấu vết về mô hình vũ trụ này trong triết học tiền Sokrates. Học thuyết này được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có Aristotle (384-322 TCN), ông được xem là một trong số những nhà triết học vĩ đại nhất thời bấy giờ.

Galileo Galilei và chân lý “Dù sao trái đất vẫn quay” - joijHOIjwo a4idz8 / Thiên văn học Đà Nẵng
Bức tranh nghệ thuật về hệ địa tâm

Galileo Galilei và chân lý “Dù sao trái đất vẫn quay” - Misterul mormC3A2ntului lui Nicolaus Copernic Un geniu redescoperit featured compressed spvioj / Thiên văn học Đà Nẵng
Aristotle (384-322 TCN)

Mãi cho đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473-1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết nhật tâm (ngược với thuyết địa tâm), cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. (Trước đó mô hình nhật tâm đã được đề xuất bởi một số nhà thiên văn Hy Lạp, tuy nhiên nó đã bị lãng quên bởi hằng ngày con người chứng kiến chuyển động nhật động và quan điểm duy trì bởi Giáo hội đều chống lại mô hình này). Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus là Galileo Galilei, sự kiện này được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn, đánh dấu bước chuyển sang thiên văn học hiện đại như ngày nay.

Galileo Galilei và chân lý “Dù sao trái đất vẫn quay” - Misterul mormC3A2ntului lui Nicolaus Copernic Un geniu redescoperit featured compressed spvioj / Thiên văn học Đà Nẵng
Nicolaus Copernicus (1473-1543)

Galileo Galilei (1564-1642) sinh ra ở thành Pisa, là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học và triết học người Italia. Ông là người có những đóng góp rất lớn trong thiên văn học và vật lí học. Ông có những câu nói rất nổi tiếng như: “Tôi cho rằng trên thế giới này không gì đau khổ hơn là không có tri thức”, “Chân lý luôn hàm chứa một sức mạnh, anh càng muốn công kích nó thì nó lại càng vững chắc, và cũng là anh đã chứng minh cho nó”. Albert Einstein đã gọi ông là “Cha đẻ của khoa học hiện đại”. Những thành tựu quan trọng của ông bao gồm cải tiến kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó, ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernicus.

Galileo Galilei và chân lý “Dù sao trái đất vẫn quay” - Galileo myafnp / Thiên văn học Đà Nẵng
Galileo Galilei (1564-1642)

Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết nhật tâm, ông viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới”, xây dựng lập luận ủng hộ học thuyết của Copernicus, phản đối quan điểm độc đoán của nhà thờ lúc bấy giờ và chống lại thuyết địa tâm đã thống trị từ rất lâu. Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Cuối cùng, vào năm 1633, ông bị gọi ra trước tòa án dị giáo, bị kết án và ra lệnh bỏ tù, phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”

Hơn 300 năm sau, Giáo hoàng La Mã đã công nhận rằng Galileo Galilei đã đúng. Nhà thờ cũng đã giải tội cho ông.

Galileo Galilei là một nhà thiên văn vĩ đại, ông đã can đảm dám đứng lên nói sự thật, chống lại những quan niệm sai lệch lúc bấy giờ. Câu nói của ông mãi là chân lý, luôn hùng hồn trong trái tim của mỗi chúng ta khi nhắc về nó.

Sự thật luôn chỉ có một, khoa học là khoa học và chân lý vẫn mãi là chân lý!

Nguyễn Văn Thiên Triết – DAC

Content Protection by DMCA.com