Iapetus

Chỉ cần nhìn lướt qua vệ tinh Iapetus của sao Thổ là đủ biết nó là một vật thể kì quặc. Nó có hai sắc thái – một nửa tối đen, nửa kia thì tỏa sáng trắng – và có hình dạng kì lạ, dẹt ở hai cực và đồng thời bị ép ở hai bên. Một lằn gợn chạy nửa chừng xung quanh xích đạo của nó, khiến nó trông như một cái vỏ quả óc chó.

Phần vật chất sậm màu trên Iapetus thật sự rất tối, nhưng nó chỉ hình thành một lớp mặt mỏng dày chưa tới một mét. Nó bao phủ bán cầu trước của vệ tinh trên – phía mặt hướng tới trước khi nó chuyển động trong quỹ đạo của mình – điều đó cho thấy vật liệu tối đen đó đã quét lấy từ vũ trụ khi vệ tinh trên chuyển động xung quanh Thổ tinh. Chất liệu này có thể ban đầu được phát ra từ những vệ tinh nhóm ngoài, nhỏ, tối đen của sao Thổ trong những cú va chạm với những mảnh vụn vũ trụ.

10 vệ tinh lạ lùng nhất hệ mặt trời (2) - iapetus 2 / Thiên văn học Đà Nẵng
Hình quả óc chó và có hai sắc thái. (Ảnh: NASA / JPL / SSI)

Ánh sáng mặt trời đã nhào nặn sự tương phản trên Iapetus bằng cách chiếu nóng những khu vực màu đen sao cho toàn bộ băng đều thăng hoa hết. Hơi nước sau đó trôi giạt xung quanh vệ tinh trên, nơi đó nó đông đặc trên nửa hành trình lạnh hơn, làm quét lên vệ tinh một lớp sương mù.

Hình dạng của Iapetus thật khó giải thích. Có lẽ khi vệ tinh trên còn trẻ, tan chảy và đang quay nhanh, nó đã bị biến dạng tự nhiên bởi chuyển động của nó. Nếu những lớp bên ngoài của Iapetus làm hóa băng chất rắn vào lúc này, thì một số tàn dư của hình dạng đó có thể được bảo tồn. Nhưng lí thuyết này không dễ gì giải thích cho lằn gợn ngay xích đạo, cái vẫn còn là một bí ẩn.

Thành phần của Iapetus cũng khá kì quặc. Tỉ trọng thấp của nso hàm ý rằng nó có 80% là băng so với chỉ 20% đá, một hỗn hợp nhẹ hơn nhiều so với những vệ tinh lớn khác của hệ mặt trời nhóm ngoài. Bất kì lí thuyết nào muốn giải thích sự hình thành của những vệ tinh trong toàn hệ mặt trời cũng phải giải thích cho được quả cầu băng giá kì cục này.

Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9

Còn tiếp…
Thư viện Vật lý (Theo New Scientist)

Content Protection by DMCA.com