Các vành ca Hi Vương tinh

Voyager 2 mang lại ảnh chụp các vành của Hải Vương tinh vào năm 1989. Có bốn vành – một trong số chúng thật mờ nhạt, còn ba vành kia thì hơi dễ thấy hơn một chút. Vành mờ nhạt tên gọi là Galle, đặt theo tên nhà thiên văn người Đức, người đầu tiên nhìn thấy Hải Vương tinh qua kính thiên văn. Ba vành kia mang tên là Le Verrier, Lassell, và Adams, theo tên những nhà khám phá khác của Hải Vương tinh. Adams là vành ở xa nhất, cách Hải Vương tinh 62.930 km. Galle là vành ở gần nhất, cách Hải Vương tinh 41.900 km. Không giống như các vành sao Thổ, chúng dễ dàng nhìn thấy, các vành của Hải Vương tinh khó quan sát thấy. Chúng có những phần sáng, gọi là cung sáng, và những phần tối. Một số vành thậm chí còn trông tựa như bị thắt gút, mặc dù đó có lẽ chỉ là một trò bịp của những phần sáng và tối khi nhìn lẫn vào nhau.

Hải Vương tinh (Phần 9) - 1 z2hpyv / Thiên văn học Đà Nẵng

Tuy nhiên, kể từ những khám phá vào năm 1989 do phi thuyền Voyager 2 thực hiện, những hình ảnh mới chụp với kính thiên văn Keck ở Hawaii vào năm 2002 và 2003 cho thấy cái gì đó thật khác thường. Một số hoặc có lẽ toàn bộ các vành của Hải Vương tinh đang từ từ biến mất. Một phần trong số chúng đã biến mất vào năm 2002 và những phần khác thì đang mờ đi. Cho đến nay, các nhà thiên văn không có trong tay bất kì lí thuyết nào lí giải vì sao các vành đang biến mất. Có khả năng là những vành này cấu tạo gồm những hạt bụi vũ trụ đang chuyển động ra xa hay tách rời nhau ra. Cũng có khả năng là – không giống như những hành tinh có vành khác, như các vành xung quanh Thiên Vương tinh – Hải Vương tinh không có các “vệ tinh ẩn náu” nhỏ bé bên trong các vành để giữ các vành lại bằng lực hút hấp dẫn của chúng.

Hải Vương tinh (Phần 9) - 2 qgghdk / Thiên văn học Đà Nẵng

Đài thiên văn W. M. Keck

Đài thiên văn W. M. Keck, thường gọi là Keck, tọa lạc trên đỉnh ngọn núi lửa yên nghỉ Mauna Kea ở quần đảo Hawaii. Ở độ cao 4205 m, nó là một nơi hoàn hảo để đặt kính thiên văn mặt đất. Bốn bề là bạt ngàn đại dương, không có ngọn núi cao nào lân cận, cũng không bị ô nhiễm ánh sáng từ các đô thị làm che khuất tầm nhìn. Phần lớn thời gian trong năm, bầu khí quyển phía trên Mauna Kea luôn trong trẻo, lặng gió và khô ráo. Thật ra, có hai chiếc kính thiên văn Keck – hai thiết bị thuộc loại kính thiên văn quang học và hồng ngoại lớn nhất thế giới. Keck I bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 1993, và Keck II bắt đầu hoạt động vào tháng 10 năm 1996.

Hải Vương tinh (Phần 9) - 3 dt4hm5 / Thiên văn học Đà Nẵng

Phần tiếp theo: Các đặc điểm vật lí của Hải Vương tinh

Hải Vương tinh – Josepha Sherman – Trần  Nghiêm dịch
Thư viện Vật lý

Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 – Phần 4 – Phần 5 – Phần 6 – Phần 7 – Phần 8 – Phần 9 – Phần 10 – Phần 11 – Phần 12

Content Protection by DMCA.com